*** Chúa tôn vinh người Cha trên con cái, củng cố quyền Mẹ trên đoàn con - ( Đức huấn ca 3.2 )*** - *** Người làm rạng danh Cha sẽ trường thọ, kẻ làm hài lòng Mẹ là thuận ý Chúa. - ( Đức huấn ca 9,6 )***
Đôi lời phi lộ
Internet phát triển làm không gian thu ngắn lại, và con người trở nên gần gũi với nhau hơn, giúp tình gia đình , tình gia tộc gắn bó với nhau hơn qua các website,hay đúng hơn là các trang blog. Nơi đây chúng ta có thể gặp gỡ nhau qua các hình ảnh, hay trao đổi tâm tình , có thể nêu những quan điểm chung, hay thì thầm nhỏ to với nhau, nhắc nhớ nhau và tham dự những ngày đáng nhớ trong năm v.v...Để nội dung trang blog được phong phú và nhiều bổ ích , mỗi thành viên trong gia tộc hãy là những blogger, những nhiếp ảnh gia, những cây viết thường xuyên của trang giatocnguyen.
Mong thay!

Thứ Tư, 10 tháng 9, 2008

phong cach ngon ngu

Cháu Khánh Ngọc !
Tìm hiểu về phong cách ngôn ngữ của 2 tác giả  Trần Tế Xương và Nguyễn Khuyến qua 2 bài thơ  Chúc Tết  (Tú Xương ) và Hội Tây (Nguyễn Khuyến ) bác nêu  một số gợi ý như sau
- Trước hết tìm hiểu tiểu sử  để biết về thời gian sống  của tác giả, xã hội thời đó, và sự nghiệp của tác giả. Nhìn chung 2 ông Tú xương (  1870- 1907 ) và Nguyễn Khuyến (1835- 1909 ) đều sống trong thời Pháp thuộc ( Pháp xâm lăng VN năm 1858 )Tú Xương lận đận trong khoa cử trong khi Nguyễn Khuyến thành đạt trên đường hoạn lộ( đậu thủ khoa 3 kỳ thi Hương , Hội, Đình vào năm 1871), nhưng xã hội đương thời của 2 tác giả là 1xã hội đang suy đồi,  giao thời của những cái cũ và mới ( phong kiến lạc hậu, văn hóa tây học )
-Giọng văn trào phúng của Tú Xương có tính cách mỉa mai, châm biếm, cay độc đôi khi dí dỏm. Trong bài Chúc tết này tác giả đang nói chuyện với ai, nói về ai mà gọi bằng nó, lại xưng mình  bằng ông, ngôn từ mang giọng trịch thượng, khinh bạc những quan mua, tước bán là thằng hết. Qua bài chúc tết tác giả châm chọc vào thói chuộng hình thức, sáo mòn, chuộng vật chất, thực dụng.  Chúc là phải Thọ (sống lâu ) Phú ( giầu có ) quý ( sang trọng , quan tước ) Lộc (  con cháu ),lối châm chọc  mang tính dí dỏm nhưng không kém phần chua cay, phê phán không trừ một ai " Vua quan sĩ thứ người muôn nước . Sao được cho ra cái giống người"
  Sang lối trào phúng của Cụ Tam Nguyên Yên Đổ qua bài Hội Tây ta thấy nhẹ nhàng hơn, Châm chọc  người phụ nữ hớ hênh trước đám đông do mải vui, và động tác lom khom của chú bé do vô tình  nhòm vào.Tác giả miêu tả một ngày hội rất vui , nhưng hài hước trớ trêu thay cái vui này là cái vui của người dân mẫu quốc ( nước Pháp ) chứ không phải hội vui của người dân nước bị bảo hộ (VN)  đây là ngày hội mừng quốc khánh của nước Pháp ( 14 tháng 7 ) tổ chức vui chơi ở  thuộc địa cho dân bản xứ  để quên đi nỗi nhục mất nước , nên    "Vui thế bao nhiêu nhục bấy nhiêu"
Lưu ý : -Chúc tết có  năm đoạn chứ không phải ba
-bài của Nguyễn Khuyến có tựa là Hội tây chứ không phải là Hội làng
-Hội Thăng bình  chứ không phải Thanh bình
  Bác Cương
 
 
 
 
 
 
 
 

Không có nhận xét nào:

  • giatộc Nguyễn