*** Chúa tôn vinh người Cha trên con cái, củng cố quyền Mẹ trên đoàn con - ( Đức huấn ca 3.2 )*** - *** Người làm rạng danh Cha sẽ trường thọ, kẻ làm hài lòng Mẹ là thuận ý Chúa. - ( Đức huấn ca 9,6 )***
Đôi lời phi lộ
Internet phát triển làm không gian thu ngắn lại, và con người trở nên gần gũi với nhau hơn, giúp tình gia đình , tình gia tộc gắn bó với nhau hơn qua các website,hay đúng hơn là các trang blog. Nơi đây chúng ta có thể gặp gỡ nhau qua các hình ảnh, hay trao đổi tâm tình , có thể nêu những quan điểm chung, hay thì thầm nhỏ to với nhau, nhắc nhớ nhau và tham dự những ngày đáng nhớ trong năm v.v...Để nội dung trang blog được phong phú và nhiều bổ ích , mỗi thành viên trong gia tộc hãy là những blogger, những nhiếp ảnh gia, những cây viết thường xuyên của trang giatocnguyen.
Mong thay!

Thứ Ba, 9 tháng 9, 2008

bánh trung thu

Bánh trung thu, nét độc đáo của ẩm thực Á Đông

Tết trung thu là một nét văn hoá độc đáo của Á Đông và trong đó Bánh Trung thu là 1mảng chủ đạo ko thể thiếu được. Trong dịp Tết Trung thu, người ta thường dùng hai loại bánh là bánh nướngbánh dẻo. Bài này viết về loại bánh nướng vì tên gọi phổ biến của nó.

Bánh trung thu là loại bánh ngọt thường được dùng trong dịp Tết Trung thu. Bánh trung thu thường có dạng hình tròn (đường kính khoảng 10 cm) hay hình vuông (chiều dài cạnh khoảng 7-8 cm), dày khoảng 4-5 cm, không loại trừ các kích cỡ to hơn, thậm chí khổng lồ[1]. Ngoài ra, bánh trung thu còn có nhiều kiểu dáng khác nhưng phổ biến hơn là kiểu lợn mẹ với đàn con, cá...

Truyền thống

Những loại bánh trung thu truyền thống thường gồm có một lớp vỏ mỏng (bề dày không quá 1 cm), làm bằng bột mì, ít hương vị, bao bọc khối nhân rất ngọt và hơi có dầu. So với các loại bánh ngọt phương Tây, bánh trung thu có độ ngọt hơn rất nhiều. Thời xưa, nhân bánh thường là những quả trứng muối tượng trưng cho trăng rằm. Vị mặn của trứng muối dường như "trung hòa" cho vị ngọt của các nguyên liệu khác. Bánh trung thu được đem nướng sau khi đã định hình, rất hiếm khi được chưng cách thủy hay rán.

Trung Quốc, trên mặt bánh trung thu có đóng đấu những chữ mang thông điệp tốt lành hay tên của cơ sở sản xuất. Ngoài ra, họ còn đóng dấu vào đó một mặt trăng, một người phụ nữ trên mặt trăng, một chú thỏ (tượng trưng cho Hằng NgaThỏ Ngọc) hay hoa lá... như là sự trang trí bổ sung.

Hiện đại

Bánh trung thu hiện đại phần lớn là sự cách tân kiểu dáng là nguyên liệu của nhân bánh. Nếu như truyền thống làm nhân bánh bằng trứng muối thì bây giờ, nó có thể là đậu xanh, khoai môn, jambon, các hương liệu như: cà phê, sô-cô-la, các loại trái cây... Thập kỷ 1980 xuất hiện các kiểu bánh trung thu được làm lạnh. Những năm gần đây còn xuất hiện loại bánh trung thu dành cho người ăn kiêng.

Bánh trung thu thường đắt hơn nhiều so với giá trị thực của nó bởi lẽ việc sản xuất và kinh doanh chỉ mang tính thời vụ và thị trường phục vụ chỉ là những nơi mà Tết Trung thu có tầm ảnh hưởng lớn như các nước Đông Á.

Bánh trung thu tại các nước Á ĐÔNG

Nhật Bản

Nhật Bản, bánh trung thu được bán quanh năm, chủ yếu trong những khu người Hoa sinh sống, tiếng Nhật phát âm như "geppei". Không giống Trung Quốc, bánh trung thu Nhật Bản dường như chưa bao giờ chứa đựng trứng muối bên trong. Thật ra, đa số người Nhật không biết rằng có loại bánh trung thu như thế.

Philippines

Philippines, một kiểu bánh trung thu được biết đến là "hopia" và thông thường nó có chứa đậu xanh, khoai môn, hoặc thậm chí sầu riêng.

Việt Nam

Việt Nam, bánh trung thu thường có nhân làm bằng jambon, lạp xưởng, đậu xanh... và coi nó như là một loại bánh thể hiện sự trang trọng. Thường vào dịp Tết Trung thu, người ta mua bánh nhằm mục đích biếu, tặng hơn là để thưởng thức.

                                                                                                                                                N. ĐÁN



Bạn có ý kiến về Mỹ Tâm? Hãy cùng chia sẻ với mọi người tại Yahoo! Việt Nam Music

Không có nhận xét nào:

  • giatộc Nguyễn