*** Chúa tôn vinh người Cha trên con cái, củng cố quyền Mẹ trên đoàn con - ( Đức huấn ca 3.2 )*** - *** Người làm rạng danh Cha sẽ trường thọ, kẻ làm hài lòng Mẹ là thuận ý Chúa. - ( Đức huấn ca 9,6 )***
Đôi lời phi lộ
Internet phát triển làm không gian thu ngắn lại, và con người trở nên gần gũi với nhau hơn, giúp tình gia đình , tình gia tộc gắn bó với nhau hơn qua các website,hay đúng hơn là các trang blog. Nơi đây chúng ta có thể gặp gỡ nhau qua các hình ảnh, hay trao đổi tâm tình , có thể nêu những quan điểm chung, hay thì thầm nhỏ to với nhau, nhắc nhớ nhau và tham dự những ngày đáng nhớ trong năm v.v...Để nội dung trang blog được phong phú và nhiều bổ ích , mỗi thành viên trong gia tộc hãy là những blogger, những nhiếp ảnh gia, những cây viết thường xuyên của trang giatocnguyen.
Mong thay!

Thứ Sáu, 19 tháng 9, 2008

Các chuyến công tác dài ngày




























Đây là những hình ảnh cuả Miền trung và Miền Tây Nam Bộ VN xin được post len Blog cuả Gia Tộc.
từ Huế đến Cà mau.

















































Người ta nói: Học trò xứ Quảng ra thi, Thấy cô gái Huế bước đi không đành" Đó là khi ra Huế
Còn về Miền tây thì ấn tượng nhất là " Giai thoại công tử Bạc Liêu"


Công tử Bạc Liêu “ Trần Trinh Huy” ( theo Blog's Tellmewonder)
Công tử Bạc Liêu “ Trần Trinh Huy” ( P2) magnify

Trần Trinh Huy là con trai thứ 2 của Trần Trinh Trạch là một đại điền chủ lớn nhất VN lúc bấy giờ . Ông sinh 1872 chết ngày 14/03/1942 tại Bạc Liêu Cái Dày.

Sinh thời ông Trần Trinh Trạch sống cần kiệm, sinh ra trong một gia đình bình thuờng người HOA sang Bạc Liêu sống, làm mướn cho một gia đình điền chủ. Lúc này bị ép đi học tiếng Pháp nhưng theo truyền thống Nho học thế là “ trái đạo” nên Trần Trinh Trạch đi học thế cho cậu chủ, đây chính là nấc thang cho sự nghiệp họ Trần sau này. Ông được giao làm thư ký tại toà bố phụ trách điền điạ “ giống mấy anh ở sở nhà đất ngày nay” . Và ngươì ta nói rằng : Của cải vật chất bắt đầu từ tiền ăn hối lộ”. Chính vì thế ông Bá Hộ Bì trong vùng thấy Trạch có cái thế rất vững về điền điạ nên đã gả con gái mình là bà Phan thị Muồi cho Ông Trạch. Bá hộ bì có 7 bà vợ , khi chia gia sản không ai chu chí làm ăn, vì thế mọi tài sản từ từ rơi vào tay Trần Trinh Trạch do ông là người cho vay !

Năm 1933 khủng hoảng kinh tế thế giới và Tư Bản, Người Pháp rất cần những người ờ nước thuộc điạ đóng góp vật chất, ông Trạch đã ủng hộ nước Pháp một khoản tiền to tới cỡ mẫu quốc tặng ông Ngũ Đẳng Bội Tinh .Khi ông Trạch đeo vào thì cả Tỉnh Trưởng, Thầy Đội Pháp cũng phải nghiêm chào! và Ông có thể họp với toàn quyền Đông Dương bất kể lúc nào . Ông có 7 ngưòi con gồm

- Trần Trinh Đinh 1896

- Trần Trinh Huy 1900

- Trần Thị Huệ 1902

- Trần Thị Thu 1904

- Trần Thị Đông 1906

- Trần Thị Dày 1911

- Trần Trinh Khương 1914

Chân Dung Công tử:

Trần Trinh Huy còn được gọi là “ Ba Huy”, Hắc Công tử vì do nuớc da ngâm đen, phân biệt với Bạch Công tử là con ông Đốc Sàng , da trắng cũng ăn chơi khét tiếng!

Hậu Giang có Hắc Công tử thì Tiền Giang có Bạch Công tử!

Ba Huy tính khoáng đạt , không dè dặt và mưu toan gì cả! nếu trong mắt giang hồ tứ chiếng Ba Huy là ngon nhất Nam Bộ thì Người Pháp nể Ông vì có vợ Pháp và mướn luôn cà người Pháp làm công trong nhà!

Vợ chính thức cuả BA Huy là Ngô Thị Đen con Ông Bá Hộ Mín , sau này sinh cho Ba Huy một người con gaí là Trần Thị Lưỡng , Bà lấy Thư ký cuà vua Bảo Đại Sau này và người đời gọi là cô Hai Lưỡng.

Con rơi và vợ bé của Ba Huy thì đếm không hết và có rất nhiều gia thoại về việc này

Thuở nhỏ Ba Huy sống ở Bạc Liêu, lớnđi Du học Pháp 3 năm, Sau Cách mạng Tháng 8, ông lúc thì ở Bạc Liêu lúc ở SG, cuối đời sớng tại căn biệt thư trên đường Nguyễn Du cùng cô vợ rất trẻ

Vào Thập niên 30 công tử không đi thăm đất bằng ghe mà bằng “xe thể thao Mu Ruà, Máy bay “ Tin này làm trấn động cà nước, nên nhớ lúc đó cả VN chỉ có Vua Bảo Đại và Ba huy có máy bay riêng!....Giờ thì có Bầu Đức cuả Hoàng Anh

Ngoài bà vợ chính thức là Ngô thị Đen, ngưòi vợ không chính thức là- Cô vợ người Pháp khi Huy đi du học ( có một người con sau này làm phi công), các bà vợ khác ước chừng 5 bà, người phụ nữ cuối cùng sinh cho Ba Huy 4 ngưới con và ở với ông đến khi nhắm mắt xuôi tay là cô Ba, nhỏ hơn ông 40tuổi!

Một buổi chiều Ba Huy đứng trên ngôi biệt thự hóng gió bỗng thấy một cô gái gánh nước đi ngang, tâm thần ông bấn loạn, lúc này ông đã 60t. Anh cho người dò la và đến trực tiếp gặp bố cô gái làm nghề vá xe

“ Tôi thích con gái ông,nếu gả cho tôi , sẽ cho một căn phố lầu” Ông già đồng ý, thế là Công tử làm khế ước như đã hưá

Có lần công tử cưỡi ngưạ ra sở điền huyện Cổ Cò (Sóc Trăng ngày nay). Một ông già dắt một thằnng bé đến trước mặt, lột khăn và xá Ba Huy

“ Bẩm, nó là con cuả cậu BA”

Ba Huy Ngồi thừ ra , cố nhớ nhưng không sao nhớ được. Ông già kể:

“ Năm kia , cậu Ba đi cúng đình ở Hoà tú, có ghé vào nhà con, cậu thấy con gái con, kêu “ gả” thì cho luá và bãi nợ, thế là sau đó, con gái con có thai”

Ba huy ngồi thừ , cố nặn óc nhưng không nhớ hết, thế nhưng vốntính dễ dãi phóng khoáng không thể nhớ nổi nó nằm ở đâu trong trăm ngàn cuộc phongtình. Ba Huy cho ông già số tiền bằng 500 giạ luá và mua cho thằng bé chiếc xe đạp, dặn rằng khi nào khó khăn thì lên gặp tôi và phải cho thằng bé đi học!

Vao năm 1940, Ba Huy mở cuộc “ Đấu sảo sắc đẹp” là thi hoa hậu bây giờ. Tất cả người đẹp gần 50 người trong cuộc thi năm đó từ từ qua tay Ba Huy, ai có con thì Ba Huy nuôi hết và cho ăn học. Trong cuộc thi đó có bà D… rất được Ba Huy yêu và sinh cho ông 1 ngưòi con, chẵng may té sông chết năm 7 tuôỉ, Ba Huy vì thế Ba Huy nổi giận mà đuổi đi làng khác!.

SG những năm 1930 , về cờ bạc nổi tiếng có Đại thế giới, các khách sạn nhà hàng nổi tiếng như: Soái Kình Lâm,Nguyệt Tiên Cung,Bát ĐẠT, Continetal, Majestic

Bay huy lặn ngụp trong thế giới Gái, Tiền, Bài Bạc. Chuyện kể rắng Ba Huy vào đại thế giới đánh bài, trên chiếu có một người đàn bà trẻ cực kỳ sang và xinh đẹp là cô Ba Trà, từng là hoa khôi Nam Kỳ, 14 t bị mẹ gả cho Tây, rồi làm gái hạng sang, qua bàn tay đàn ông, nhung luạ đã biến cô BA thành một ngưòi tuyệt s ắc và từng trải. Để gây ấn tượng, Công tử Ba Huy chơi một cây bài giá trị 30.000 đồng, khi đập tay xuống bàn các conbài và tài phán đều sững sờ , lúc đó 1 giạ lúa có 1 đồng bạc , cái đập tay đó lập kỷ lục nghề cờ bạc ỡ Chợ Lớn

Nếu đeo chiếc nhẫn nhận hột xoàn của Bạch công tử Georges Phước sẽ không khỏi làm buồn lòng Hắc công tử Bạc Liêu. Nhược bằng đeo chiếc do Hắc công tử tặng sẽ làm mất vui người còn lại. Hay là đeo cả hai chiếc?

Không, Yvette Trà không chọn chiếc nào để đeo hết, mà cô đã "lạnh lùng" ném cả hai vào một cuộc chơi. Đó là trận bài bạc đỏ đen, cầm cố rồi bán tháo cả hai món quà kia, rốt cuộc trút sạch túi vào sòng bạc khét tiếng là "lò đốt tiền" của thầy Bảy Phương chỉ trong một đôi ngày sau đó. Cũng vậy, nhiều món quà có trị giá lớn do những tay chơi đa tình trong giới phong lưu Sài Gòn cũ tặng cho cô đã chóng "đến và đi" như đã kể. Mỗi lần đứng lên, phủi tay rời sòng bạc, cô Ba nói đại khái: tiền của như bụi đất - tình nghĩa mới thiên thu (chứ không phải thiên kim)! Vậy với cô, tình nghĩa khó quên nhất trong "tình sử" đời mình là ai? Đó là Toàn. Toàn, quê tận Phan Rang, sao lại có thể với tay hái lấy đóa hoa đẹp nhất Sài Gòn lúc ấy đang còn lăn lóc vô danh giữa đám "bụi hồng" trước khi nổi tiếng?

Để trả lời, hãy tạm lùi một chút, vào ngày bé Trà lên 9, ngoại mất, má đem Trà từ Cần Giuộc lên Sài Gòn, ở gần chợ Bến Thành trong một hẻm nhỏ đường D'Espagne (tức đường Lê Thánh Tôn ngày nay). Hằng ngày Trà bán chả giò kiếm chút tiền còm. Còn má Trà bán hàng rong trên chuyến xe lửa Sài Gòn đi Phan Thiết, người quen mặt thường gọi "bà Tám". Và "con bà Tám" (tức Trà) dần dà trở thành một thiếu nữ tuy không được học hành, không đủ tình thương che ấm, không có tiền bạc giắt lưng, nhưng có kho tàng vô giá do trời ban là nhan sắc và bắt đầu lộ những đường nét gợi cảm khi Trà bước đến tuổi 14. Ở tuổi này, cô như một đóa hoa hàm tiếu chưa kịp nở đã bị bướm ong trầm trồ, vây đón. Má Trà vội vã đem Trà gả cho một quan ba người Pháp tuổi đã trên 30 (lúc này Trà mới được đi học chút đỉnh). Rồi cuộc hôn nhân đầu đời ép uổng kia sớm tàn nhanh khi anh quan ba mãn hạn về lại Pháp ngay năm sau, không đoái hoài gì đến Trà nữa. Vậy là ở tuổi 15 Trà trải qua "một đời chồng", trở về ở với má, tiếp tục bán hàng rong cho đến ngày gặp Toàn.

Toàn là con trai cưng của một tỉ phú người Hoa, gốc ở Hải Nam. Ba Toàn đã có một đời vợ bên Trung Quốc, khi sang lập nghiệp trên đất Việt ông lấy thêm ba người vợ nữa, mỗi người có một cơ ngơi riêng không ai chịu "làm bé" ai. Một trong ba người ấy là má Toàn quê quán Quy Nhơn, chung sống với ba Toàn ở Phan Rang, chuyên nghề mua bán hải sản đắt tiền như yến sào, vi cá, bào ngư, với chi nhánh đặt tận Chợ Lớn nên Toàn ra vào thường xuyên.

Trong một chuyến đi Toàn tình cờ gặp Trà đang bươn bả ngoài phố đã ngẩn ngơ trước sắc đẹp của cô hoa khôi tương lai nên nhiều lần viết thơ tỏ tình nhờ người đưa tới. Nhận lá nào, Trà đều đưa má đọc, không giấu. Má Trà có lẽ dò hỏi biết gia thế của Toàn nên bà không ngăn cản và ngầm ý chấp thuận. Quá si mê Trà nên chỉ trong vòng đôi tuần sau cuộc gặp lần đầu, Toàn đã cùng ba má đem lễ vào Sài Gòn làm đám cưới với Trà. Trà lại sang ngang một lần nữa ở tuổi trăng rằm và theo chồng về Phan Rang ở. Chính những ngày tháng chung sống mặn nồng làm nảy nở trong Trà tình cảm "bền ghi như thiết thạch" với Toàn. Nhưng được hai năm, vốn con nhà giàu, được chiều chuộng nhất nhà, Toàn đi vào đường bồ bịch lăng nhăng, nay yêu người này mai thương người nọ làm Trà phát ghen. Can chồng mãi không được, Trà trốn đi, nhưng bị bắt về lại. Mẹ chồng của Trà người nhân hậu, đối xử tử tế, khuyên Trà không nên bỏ đi nữa. Trà cũng muốn thế, song nếp sống phong tình của Toàn vẫn không đổi nên cô viết thư cho má kể mọi chuyện.


Trước khi đeo đuổi Hoa khôi Trần Ngọc Trà, Hắc công tử có người tình trong thời gian du học bên Pháp (phải) và đứa con trai là kết quả của mối tình ấy (trái) - Ảnh tư liệu do anh Nhơn, con trai công tử Bạc Liêu cung cấp

Má Trà hồi âm gửi gia đình Toàn than nhớ con gái nên nhà chồng đồng ý để Trà về Sài Gòn thăm. Ra khỏi "chiếc lồng son" dè đâu Trà lại rơi vào cảnh cũ, lại bị má đánh đòn bằng củi gậy, dẫu đã "hai đời chồng" và đã lên 17. Trước tình cảnh đó, Trà muốn tìm về "mái nhà xưa" với Toàn. Cô lên tàu đến Phan Rang, nhưng bước lạc xuống ga Mường Mán, không tiền không bạc đành ghé ở tạm tại nhà một tài phú người Hoa đang trông coi chi nhánh của hãng buôn bên chồng. Hay tin, Toàn vào kiếm, mừng rỡ gặp mặt Trà, đưa Trà đi ăn tiệm và ra chợ mua một lượt 10 cây lãnh đen để Trà tha hồ may đồ mặc. Cử chỉ âu yếm và săn sóc của Toàn như muốn chuộc lỗi với người vợ trẻ. Rồi vợ chồng dắt nhau vô lại Sài Gòn xin má Trà bỏ qua chuyện lùng nhùng giữa họ, nhưng má Trà sẵn mối oán giận "hạng đàn ông đoản hậu" nên gạt phăng, dọa là:

- Nếu mày quay lại với thằng Toàn tao sẽ giết mày!

Thất vọng, Toàn để lại cho Trà đôi bông tai nhận hột xoàn rồi buồn bã quay về Phan Rang một mình. Sau này, khi kể cho một vị có tiếng trong làng văn Sài Gòn nghe, cô Ba Trà đã tự bạch: "Tôi gặp không biết bao nhiêu (người đàn ông) mà đếm, nhưng anh Toàn, tôi còn nhớ mãi không quên" - vì với Trà, đó là mối tình đầu đúng nghĩa. Và vị học giả nghe lời tự bạch kia chính là cụ Vương Hồng Sển - người tự nhận mình đã say mê cô hoa khôi Trần Ngọc Trà từ lúc còn học trường Chasseloup Laubat (nay là trường Lê Quý Đôn) ra sao? (Còn tiếp)

Không có nhận xét nào:

  • giatộc Nguyễn