*** Chúa tôn vinh người Cha trên con cái, củng cố quyền Mẹ trên đoàn con - ( Đức huấn ca 3.2 )*** - *** Người làm rạng danh Cha sẽ trường thọ, kẻ làm hài lòng Mẹ là thuận ý Chúa. - ( Đức huấn ca 9,6 )***
Đôi lời phi lộ
Internet phát triển làm không gian thu ngắn lại, và con người trở nên gần gũi với nhau hơn, giúp tình gia đình , tình gia tộc gắn bó với nhau hơn qua các website,hay đúng hơn là các trang blog. Nơi đây chúng ta có thể gặp gỡ nhau qua các hình ảnh, hay trao đổi tâm tình , có thể nêu những quan điểm chung, hay thì thầm nhỏ to với nhau, nhắc nhớ nhau và tham dự những ngày đáng nhớ trong năm v.v...Để nội dung trang blog được phong phú và nhiều bổ ích , mỗi thành viên trong gia tộc hãy là những blogger, những nhiếp ảnh gia, những cây viết thường xuyên của trang giatocnguyen.
Mong thay!

Thứ Bảy, 27 tháng 12, 2008

Mừng lễ St. John

Con xin chúc mừng Quan Thầy của Bác Cương - Bố đỡ đầu của con. Xin Thánh Quan Thầy cầu bàu cùng Chúa ban cho Bác muôn ơn lành hồn xác và luôn sống trong sự yêu thương của Chúa như Thánh Gioan xưa.
Bangnnk

Cam on loi chuc mung le quan thay

Anh cam on loi chuc mung le quan thay Gioan thanh su cua chu thim Canh Oanh, va chu thim Cuongl Diep. Xin Thanh Gioan cau bau ban nhieu on lanh cho dai gia dinh chung ta
Duy Cuong

Mừng Thánh Gioan quan thày

Thánh Gioan là người được hân hạnh tựa đầu vào lòng Chúa Giêsu, xin cầu bầu cho chúng con nhận người làm quan thày. Kính mừng Thánh Gioan nhân ngày lễ kính 27/12/2008
 Duy Cương

Thứ Sáu, 26 tháng 12, 2008

Chúc mừng lễ Bổn m��ng !!!

Chúng mừng anh Cương nhân ngày lễ kính Thánh Bổn mạng Gioan Tông đồ Thánh sử 27-12. Chúc anh sức khoẻ dồi dào, đạo đức.
                                                                              Cường



Bạn có ý kiến về Đàm Vĩnh Hưng? Hãy cùng chia sẻ với mọi người tại Yahoo! Việt Nam Music

Thứ Ba, 23 tháng 12, 2008

Giáng Sinh an lành cho mọi người.

Gia đình Cảnh&Oanh kính chúc mọi người trong gia tộc Mùa Giáng Sinh an lành, tràn đầy Hồng Ân và Năm Mới hạnh phúc.

Cảnh&Oanh.

Thứ Bảy, 20 tháng 12, 2008

Các phần mộ bên Nội

H.1 và h.2 : Cổng vào và Nhà Thờ Giáo Lạc
                   ( Cháu Bằng vừa chụp ngày 14-12-2008, cũng trùng ngày ở trong nam này, các anh em và các cháu đi thăm mộ ở Tân Mai ).

H.3 & 4 & 5 : Mộ của Ông bà nội
                    Ông bà cố Phêrô & Maria Nguyễn đức Hợp.

H. 6 & 7         : Mộ của Bố     - Ông Giuse Nguyễn văn Lãng

Các phần mộ bên Ngoại

H.1 & 2 : Mộ phần của Ông cố Hương Ngơi

H.3 & 4 : Mộ của Ông Ngoại   - Cụ Đaminh Nguyễn văn Phúc

H.5       : Mộ của Bà Ngoại     - Cụ bà Maria Nguyễn văn Phúc
              ( Hình này chụp ngày 02-11-2008 )

Cảnh.

Thứ Ba, 16 tháng 12, 2008

Chao gia toc, ban nhan duoc thiep dien tu

Thong bao: Trong truong hop thu nay khong doc duoc tieng Viet, tai Menu cua trinh duyet Internet Explorer, ban co the click vao muc View-->Chon Encoding-->Unicode (UTF-8) de co the doc thu.

Chào gia toc,

minh đán gửi bạn một tấm thiệp từ trang ThiepViet.com.

Để xem thiệp, bạn chỉ cần click vào đường link dưới đây, hoặc copy và dán vào ô địa chỉ của trình duyệt:

http://www.thiepviet.com/ecard/pickup.php?id=081216114441gHvDp9JtmWFO

Người dùng AOL: <a href="http://www.thiepviet.com/ecard/pickup.php?id=081216114441gHvDp9JtmWFO">Bấm vào đây</a>.

Bạn cũng có thể đến website ThiệpViệt, nhập mã:

081216114441gHvDp9JtmWFO

vào ô "Tìm thiệp" để xem.

Nhóm ThiệpViệt - Nhịp cầu trái tim
http://www.thiepviet.com
http://www.trochoiviet.com

Thứ Hai, 8 tháng 12, 2008

Mừng quan thày Mẹ Maria Vô Nhiễm

Xin chúc mừng quan thày thím Oanh ngày lễ  Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội và mọi người trong gia tộc nhận Mẹ Maria làm quan thày .Xin Mẹ thông ban nhiều ơn lành hồn xác cho chú thím và các cháu .
Anh Chị Kim Cương

Chúc mừng lễ quan thày Đức Mẹ Vô nhiễm nguyên tội

Anh chị Kim Cương xin chúc mừng lễ quan thày cô Cẩm. Xin Đức Maria Vô nhiễm ban nhiều ơn lành hồn xác cho Cô, Xin Mẹ gìn giữ Cô Chú và gia đình luôn an vui, hạnh phúc
Thân chúc : Kim Cương

Thứ Tư, 26 tháng 11, 2008

Khang Ninh lấy làm tiếc đã gửi Blog Hi5 nhầm địa chỉ, xin được thu hồi và xin cáo lỗi
Kính chúc GIATOC-NGUYEN ngày càng phong phú

Thứ Tư, 19 tháng 11, 2008

Chúc mừng các thầy cô giáo trong gia tộc - nhân ngày 20-11.


Nhân ngày 20-11 xin chúc mừng các anh chị em và các cháu trong Gia tộc chúng ta đang làm thầy cô giáo :
* Thầy giáo Lâm
* Cô giáo Cẩm
* Thầy giáo Khang Ninh
( Nếu còn sót ai, xin lên tiếng để được bổ sung chúc mừng ! )

Dù trong hoàn cảnh xã hội nào, nhà giáo luôn là 1 thiên chức, cầu chúc các thầy cô luôn luôn đủ sức khoẻ và Ơn Trên để chu toàn công việc của các kỹ sư tâm hồn .
Chúc ngày 20-11 thật vui vẻ và hạnh phúc đến với các thầy cô.

Giatộc-Nguyễn.

Chủ Nhật, 16 tháng 11, 2008

TẠI SAO CÓ CHỨC ĐỨC GIÁM MỤC PHỤ TÁ?

LM Fx Nguyễn hùng Oánh

Nhân dịp Đức Thánh Cha bổ nhiệm hai Đức Giám mục phụ tá choTổng Giáo phận Hà nội và Tp Hồ Chí Minh(15-10-2008), có mấy bạn gọi điện thoại cho chúng tôi hỏi về bản tính và chức vụ Giám mục phụ tá. Vấn đề thời sự xin trả lời và mong các bạn góp ý kiến.

1- Chức Tông đồ trong Hội Thánh Công giáo.

Hội Thánh (Giáo hội) do Chúa Kytô thiết lập và do Chúa Thánh Thần là nguyên lý (principe) sự sống của Hội Thánh được một đặc ân (don) cho phép kéo dài mãi mãi những quyền bính của Chúa Kytô và thực hiện sự hiện diện của Chúa Kytô Phục Sinh (Le Ressuscité) trong lòng Giáo Hội. Đó là đặc ân thừa tác viên tông đồ (le don du ministère apostolique).

Lúc sách Tông đồ Công vụ được viết ra, sứ mệnh truyền giáo đã trao cho nhiều người ở nhiều thành phần: Nhóm Mười Hai, nhóm Giacôbê gồm có Giacôbê họ hàng của Chúa với những người thân cận (sở dĩ gọi là nhóm Giacôbê vì bây giờ một số nhà chú giải cho biết khá chắc chắn rằng Giacôbê họ hàng với Chúa không thuộc Nhóm Mười Hai( xem I Cor 15,5 so sánh với I Cor 15,7, Gal 1,19), nhóm Phaolô trong đó có Barnaba, Sylvanô, Timôtê… (I Thes 1,1 và 2,7; I Cor 9,6), nhóm Bảy Mươi Hai.

Nhóm Mười Hai và Nhóm Bảy Mươi Hai được Chúa trực tiếp kêu gọi lúc Chúa đi rao giảng, nhưng Nhóm Mười Hai là căn bản. Cụ thể, qua việc các Tông đồ nhóm họp (Nhóm Mười Hai và Nhóm Bảy Mươi Hai v.v) bầu Mathia thay thế Giuđa để bảo vệ túc số Mười Hai và khi thánh Giacôbê tông đồ con ông Giêbêđê bị vua Hêrôđê Agrippa trảm quyết (Cvtđ 12,2) thì không có bầu ai thay Giacôbê. Là Nhóm nền tảng, không thể thay đổi vì nếu nền tảng thay đổi thì tòa nhà cũng thay đổi.

Những năm đầu tiên của Hội Thánh, quyền điều khiển cộng đoàn tiên khởi ở Giêrusalem thuộc Thánh Tông đồ Phêrô với sự cộng tác của các thánh Tông đồ trong Nhóm Mười Hai.

Nhưng quyền hành Tông đồ dần dần được mở rộng ra. Có một lần, thánh Tông đồ Phêrô bị tù ở Giêrusalem (Cvtđ 12,3-5) thì Giacôbê họ hàng với Chúa (không ở trong Nhóm Mười Hai) điều khiển cộng đoàn. Giacôbê chỉ là người được ủy quyền (mandataire, xem I Cor 15,7).

Trước khi Chúa Kytô gọi Nhóm Mười Hai là tông đồ (apostolos) (Mt 10,2), những người nầy được gọi là môn đệ (disciple). Sau nầy, nhóm Bảy Mươi Hai cũng được gọi là môn đệ. Bốn Tin Mừng đã dùng 216 lần từ ngữ môn đệ (Gioan dùng 75 lần). Và Chúa Kytô muốn mọi người là môn đệ của Ngài: "Các ngươi hãy đi thâu nhận muôn dân thành môn đệ, thanh tẩy họ nhân danh Cha và Con và Thánh Thần" (Mt 28,19).

Còn từ ngữ tông đồ (apostolos) được dùng 9 lần trong Tin Mừng nhất lãm (I trong Mathêu, 2 trong Marcô, và 6 trong Luca), Tin Mừng theo thánh Gioan không dùng. Vì thế, có thể đoán rằng những người được Chúa Kytô kêu gọi theo Ngài lúc Ngài đi rao giảng được gọi là môn đệ, sau nầy khi Chúa về trời và Thánh Thần hiện xuống hoạt động nơi các môn đệ, nơi các giáo đoàn, từ ngữ tông đồ mới được dùng để chỉ Nhóm Mười Hai là "sứ giả của Đức Kytô" là "người được Đức Kytô sai đi" và rồi được mở rộng ra. Chính thánh Phaolô được Chúa Kytô kêu gọi trước cổng thành Đamas đã ý thức mình là tông đồ có quyền ngang với Nhóm Mười Hai, nhưng Ngài cũng ý thức vai trò trưởng tông đồ của thánh Phêrô, vai trò lớn của thánh Gioan và của Giacôbê họ hàng với Chúa. Vì thế, ta không ngạc nhiên gì khi sách Tông đồ Công vụ và các thư của thánh Phaolô sử dụng tới 71 lần từ ngữ tông đồ.

Trong thư gửi tín hữu Do Thái, tác giả thánh cũng sử dụng từ ngữ tông đồ, gọi Đức Giêsu Kytô là sứ giả (apostolos) của Thiên Chúa, đương nhiên phải hiểu Nhóm Mười Hai là sứ giả (apostolos) của Đức Giêsu Kytô, và các môn đệ của các Tông đồ cũng được gọi là tông đồ: Sylvanô, Timôtê (I Thes 2,7), Barnaba (I Cor 9,6).

Nhờ các Tông đồ và các môn đệ của các Tông đồ đi rao giảng, các giáo đoàn được thành lập và các ngài lập "tổ chức điều hành tại địa phương":

Thư I Thessalonica 5,12-13 viết: "Hỡi anh em, chúng tôi xin anh em hãy tỏ lòng tri ngộ những người đầy công lao giữa anh em, những người cầm đầu anh em trong Chúa (qui sont à vôtre tête dans Le Seigneur) và sửa bảo anh em. Hãy hết lòng kính trọng họ trong lòng mến vì công việc của họ. Hãy ở hòa thuận cùng nhau".

Trong Thư Philip 1,1, chúng ta gặp được từ ngữ episkopos: "Phaolô và Timôtê, những nô lệ của Đức Giêsu Kytô, kính gửi các thánh hết thảy trong Đức Giêsu Kytô tại Philip, làm một cùng các vị Giám sự (episkopos) và các người phụ tá".

Từ ngữ Episkopos trong Hy ngữ có nhiều ý nghĩa khác nhau. Người ta gọi các thần linh là Episkopos. Episkopos là giám thị, là phái viên mật, là công chức nhà nước. Rõ ràng, từ ngữ Episkopos có nguồn gốc ngoại giáo và được đưa vào sử dụng trong môi trường Kytô giáo có một ý nghĩa rất đặc biệt. Trong thư thứ I Phêrô 2,25, tác gỉa thánh mô tả Chúa Giêsu là Đấng chăn chiên và Đấng canh giữ (episkopos) linh hồn. Còn trong Philip 1, 1; Cvtđ 20,28; I Timôtê 3,2; Titô 1,7, từ ngữ episkopos được dùng để chỉ các vị giám sự tức là những trưởng cộng đoàn (chefs de communautés).

Thánh Luca dùng từ ngữ presbuteros để chỉ trưởng cộng đoàn: "Trong mỗi Giáo hội, các ngài đặt những trưởng cộng đoàn (presbuteros), rồi sau khi đã cầu nguyện cùng ăn chay, các ngài phó giao họ cho Chúa, Đấng họ tin theo" (Cvtđ 14,23).

Từ ngữ presbuteros xa lạ với các cộng đoàn tín hữu gốc ngoại giáo, nó xuất hiện tại Giêrusalem và được dùng lan tràn ở miền Tiểu Á (Asie Mineure). Thí dụ trong thư thứ nhất của Phêrô, tác giả thánh xưng mình là sympresbuteros (đồng trưởng cộng đoàn) và trong thư thứ hai, thứ ba của Gioan, tác giả mở đầu xưng mình là presbuteros (trưởng cộng đoàn) (2 Gioan 1; 3 Gioan 1).

Điều quan trọng ở đây là thánh Luca sử dụng từ presbuteros trong những cộng đoàn thuộc thánh Phaolô (xem Cvtđ 14,23), như vậy từ ngữ presbuteros và từ ngữ episkopos cùng có một ý nghĩa là "trưởng cộng đoàn". Vậy, Tân ước không nói rõ Giám Mục (Episkopos) và Linh Mục (presbuteros), phải dựa vào Truyền thống Giáo hội mới biết được.

Thánh Clêmentê Roma, Giáo hoàng, (năm 96) trong bức thư đầu tiên viết rằng: "Các Tông đồ (theo nghĩa rộng) đã nhận Tin Mừng của Chúa Giêsu Kytô để rao truyền rằng: Đức Giêsu đã được Thiên Chúa sai đến là Đức Kytô. Đi qua các làng mạc, các phố xá, họ làm sứ giả Tin Mừng và rửa tội cho những ai mở lòng đón nhận thánh ý Chúa. Họ đặt những người theo đạo đầu tiên, sau khi đã chịu nhiều thử thách bởi Thánh Thần, làm những giám mục và phó tế phục vụ những người tin Chúa sau họ" (42, I. 3-4).

Nơi thánh Ignatio Antiokia, lần đầu tiên, người ta gặp thấy thánh nhân chia phẩm trật thành ba hạng: Giám mục, Linh mục, Phó tế. Ngài viết: "Tất cả phải kính trọng các phó tế như kính trọng Đức Giêsu Kytô, kính trọng Giám mục (số ít) như là hình ảnh Thiên Chúa và kính trọng Linh mục như là bậc nguyên lão viện của Thiên Chúa và kính trọng tập thể các tông đồ. Không có các ngài, người ta không thể nói tới Giáo hội" (Ignatio. Trall 3,1).

Ta có thể tóm tắt thế nầy: sau khi Chúa Thánh Thần hiện xuống, Nhóm Mười Hai mà thánh Phêrô làm trưởng điều khiển Giáo hội rao giảng Tin Mừng ở Giêrusalem, rồi đi rao giảng Tin Mừng ở nhiều nơi cùng với Nhóm Bảy Mươi Hai, với nhóm Giacôbê họ hàng với Chúa, rồi với nhóm Phaolô. Các ngài là Tông đồ (được sai đi).

Do nhu cầu truyền giáo, nhất là ý thức lời Chúa Kytô "Thầy ở cùng các con mọi ngày cho đến tận thế"(Mt 28,20), các Tông đồ đã lập giáo đoàn địa phương và lập những trưởng cộng đoàn được gọi là Episkopos hoặc Presbuteros và Phó tế (diakonos), còn các ngài là hàng giáo phẩm truyền giáo lưu động. Vấn đề kế thừa đã đặt xong.

Nhờ Truyền thống Giáo hội, ta mới biết hàng giáo phẩm địa phương ở tại chỗ có ba bậc: một giám mục đứng đầu, linh mục đoàn và các phó tế. Giám mục kế vị các Tông đồ, có quyền chức của Tông đồ.

2- Chức Giám mục

Trước Công đồng Vatican II, người ta bàn cãi về chức Giám mục. Có phe cho chức linh mục là chức thánh chính, còn chức Giám mục chỉ là hình thức bổ túc cho chức linh mục. Ngoài ra, người ta thấy quyền của Giám mục như hình lệ thuộc hoàn toàn vào quyền tối cao của chức Giáo hoàng.

Có hai thuyết:

- Thuyết quyền Giáo hoàng: Đức Giaó hòang là Đại diên Chúa Kytô (Vicaire du Christ), nắm trong tay trọn quyền mục tử của Giáo hội ( Le Pape réunit dans sa main la plénitude du pouvoir pastoral de L' église) nên quyền mục tử của Giám mục trực tiếp nhận từ Đức Giáo hoàng.

Thuyết quyền Giám mục: mỗi Giám mục cũng như Giáo hoàng đều nhận quyền mục tư trực tiếp từ Thiên Chúa.

Công đồng Vatican II làm sáng tỏ vấn đề nầy khi dạy: "Khi được tấn phong Giám Mục, các Giám mục nhận sự trọn vẹn của Bí tích Truyền Chức Thánh mà tập tục phụng vụ Giáo hội và các thánh Giáo phụ gọi là chức linh mục tối cao và nhận lãnh thực tại toàn vẹn của thánh vụ. Việc tấn phong Giám mục trao ban nhiệm vụ thánh hóa cũng như nhiệm vụ giảng dạy và cai trị; Tuy nhiên, các nhiệm vu ấy, do bản tính, chỉ có thể thực thi trong sự hiệp thông với Thủ lãnh và các phần tử Giám mục đoàn" (Lumen gentium, số 21).

Vì hiệp thông với Thủ lãnh (Đức Giáo hoàng),đứng dầu tổ chức Giáo hội,sự kế thừa quyền chức Tông đồ (successio apostolica) của Giám mục được chia làm hai loại: kế thừa quyền thánh hóa (successio apostolica materialis) và kế thừa quyền cai trị (successio apostolica formalis). Thí dụ: Đức Giám mục truyền chức Giám mục cho linh mục nào mà không có "sự đồng ý của Đức Giáo hoàng", truyền chức thành sự nhưng mắc vạ tuyệt thông. Thành sự do quyền thánh chức, nhưng bị vạ do quyền cai trị bị Tòa Thánh hạn chế lại.

Trong địa phận, các Đức Giám Mục kế thừa quyền thánh hóa như nhau, nhưng kế thừa quyền cai trị khác nhau:

Đức Giám Mục địa phận (Đức Cha chính) có toàn quyền trên địa phận của mình về lập pháp, hành pháp và tư pháp (Giáo luật điều 391,1). Đức Giám Mục phó hoặc phụ tá thì Giáo luật khuyên Đức Giám Mục địa phận trao chức Tổng đại diện (vicarius generalis) cho các ngài (Giáo luật điều 406,1). Lý do dễ hiểu: xét về chức thánh, Giám mục phó hoặc phụ tá trên quyền Tổng đại diện, nhưng xét về quyền cai trị thì Tổng đại diện có quyền hơn Giám mục phó hoặc Giám mục phụ tá.

3/ Quyền cai trị của Giám mục phó và Giám mục phụ tá.

Thực tế của tổng Giáo phận Saigon (tp HCM) hiện tại, xin đọc: (Nhìn lại mục vụ quản trị trong Giáo phận).

Văn bản nầy được phổ biến trong buổi Tĩnh tâm Hạt mỗi tháng tại Giáo xứ Tân Chí Linh vào buổi sáng ngày 04-11-2008, xin phép ghi ra đây:

1. Tình hình giáo phận rộng lớn, phức tạp, nhân sự già yếu, đến tuổi hưu, nhân sự mới ….

2. Những thiếu sót cần bổ sung, nhằm hoàn chỉnh và ổn định công việc quản trị…

3. GL 406: Giám mục phụ tá là Tổng Đại diện;

4. GL. 475-481: Bản quyền có thể đặt nhiều Tổng Đại Diện, với thường quyền chính. Ngoài ra, mỗi Tổng đại diện chuyên tâm nghiên cứu tình hình cùng các vấn đề phát sinh trong lãnh vực được phân công, để xuất hướng giải quyết, giúp chọn giải pháp cho vấn đề trong lãnh vực liên hệ..

5. Phân công cụ thể: Ba Tổng Đại diện, mỗi vị chuyên tâm lo cho một lãnh vực….

Tổng Giáo phận Saigon từ trước tới nay, bộ máy cai trị chỉ có Đức Tổng Giám mục và một Linh mục Tổng Đại diện. Đức Cha phụ tá thụ phong năm 2000 không có quyền cai trị. Nên nhớ Giáo luật gọi bộ máy cai trị địa phận là ORDINARIUS LOCI (Thường quyền địa phương) gồm Đức Cha địa phận, ta quen gọi là Đức Cha chính, và Tổng Đại diện. Giáo luật mới (năm 1983) lập thêm: các Đại diện Giám mục (Vicarius episcopalis ) và cho ở trong ORDINARIUS LOCI (xem điều 134). Bây giờ, bộ máy caị trị Tổng địa phận Saigòn mới hoàn chỉnh. Tuy nhiên, trước đó cũng có lý do của nó.

GL điều 406 quy định: #1. Episcopus coadiutor, itemque Episcopus auxiliaris, de quo in can.403,2, ab Episcopo dioecesano Vicarius generalis constituatur; insuper ipsi prae ceteris Episcopus dioecesanus committat quae ex iure mandatum speciale requirant.# 2. Nisi in litteris apostolicis aliud provisum fuerit et firmo praecsripto #1.Episcopus dioecesanus auxiliarem vel auxiliares suos constituat Vicarios generales vel saltem Vicarios episcopales, ab auctoritate sua, aut Episcopi coadiutoris vel Episcopi auxiliaris de quo in can 403,2, dumtaxat dependentes.

Bản dịch của Hội đồng Giám mục Viêt nam, điều 406:

#1. Giám Mục phó cũng như Giám Mục phụ tá, được nói đến ở điều 403,2, phải được Giám Mục giáo phận đặt làm Tổng Đại Diện; hơn nữa, Giám Mục giáo phận phải ưu tiên ủy thác cho vị Tổng Đại Diện hơn những người khác các công việc mà luật đòi hỏi phải có sự ủy nhiệm đặc biệt.

#2. Nếu tông thư không dự liệu cách khác, miễn là vẫn tôn trọng của #1, Giám mục giáo phận phải đặt vị phụ tá hoặc các phụ tá của ngài làm Tổng Đại Diện hoặc ít là Đại Diện Giam Mục, và các vị nầy chỉ lễ thuộc quyền ngài, hoặc quyền Giám Mục phó, hoặc Giám Mục phụ tá được nói ở đều 403,2. (Bộ Giáo luật in lần thứ nhất, năm 2007)

Bản Latin, thiết tưởng phải để ý tới cách dùng động từ "constituere": constituatur, mode subjontif, thể thụ động, có nghĩa là nên được đặt làm (Tổng Đại Diện hoặc Đại Diện Giám mục)… bởi (Đức Giám mục địa phận)...; constituat, mode subjontif, thể chủ động, có nghĩa là Đức Giám mục địa phận nên đặt (Giám Mục phó hoặc Giám mục phụ tá) làm Tổng đại diện hoặc làm Đại Diện Giám mục (nên khác với phải).

Tham khảo bản tiếng PhápL'Évêque coadjuteur comme L'Évêque auxiliaire dont il s'agit au can 403,2, sera constitué Vicaire général par l'Évêque diocésain (Universite' pontificale de Salamanque, Code de droit canonique annote', Edts Du Cerf, Edts Tardy)

Bản tiếng Anh: A coadjutor bishop as well as the auxiliary bishop mentioned in can 403,2, is to be appointed a vicar general by the diocesan bishop (James A.Coriden, Thomas J.Green, Donald E. Heintschel, The code of canon law, Published by Paulist Press, )

Theo thiện ý, Giáo luật chỉ bắt buộc Giám mục Giáo phận phải đặt Tổng Đại diện, đặt một Tổng Đại Diện là nguyên tắc chung, tuy nhiên có thể đặt nhiều Tổng Đại Diện vì địa phận rộng lớn hoặc lý do mục vụ (luật cũ,năm 1917, điều 366,3 nói tới vì các các lễ nghi khác nhau, thí dụ lễ nghi Latinh, lễ nghi Chính thống trong giáo phận) (Can 475. #1. In unaquaque dioecesi constituendus est ab Episcopo dioecesano Vicarius generalis, …#2. Pro regula generali habeatur ut unus constituatur Vicarius generalis, nisi dioecesis amplitudo vel incolarum numerus aut aliae rationes pastorales aliud suadeant).

Còn đặt Giám mục phó, và Giám mục phụ tá không buộc Đức Giám Mục giáo phận phải đặt. Tùy nhu cầu địa phận và kể cả lý do nhân sự (Gravioribus in adiunctis, etiam indolis personalis, dans les circonstances plus graves, même de caractẽre personnel, in more serious circumstances even of a personal character. Điều 403,2), Đức Giám mục xin Tòa Thánh xét danh sách ba Linh mục do Đức Giám mục địa phận trình xin cho địa phận mình hoặc Giám mục phó hoặc Giám mục phụ tá. Theo nguyên tắc, Tòa Thánh có toàn quyền đặt Giám mục phu tá nhất là Giám mục phó cho địa phận mà không cần đơn xin của địa phận, tuy nhiên ta đã thấy chỉ cần có lý do "đặc tính cá nhân" thôi, Đức Giám mục địa phận vẫn xin Tòa Thánh cho vị nào đó làm Giám mục phụ tá được.

Giáo luật chỉ mong muốn Giám mục phó hoặc Giám mục phụ tá giữ chức Tổng Đại Diện đề tránh tình trạng, ngưởi Việt gọi là "chướng", khi Giám mục phó hoặc phụ tá phải phục tùng quyền cai trị của một vị Tổng Đại Diện không có chức Giám mục (linh mục) (ils ne peuvent pas être soumis à un Vicaire général qui ne soit pas Évêque, xem Code de droit canonique annote'). Điều mà đang xảy ra trước mắt.

Về Tổng Giáo phận Saigòn nằm trong thành phố rộng lớn có huyện Củ Chi của thành phố lại thuộc giáo phận Bình Dương, cần có nhiểu Giám mục phụ tá để phục vụ nhu cầu chung, nhất là tình trạng phức tạp của Saigòn gồm dân số mà thành phần gồm cả Nam, Trung, Bắc, và người di dân.

Giatoc-nguyen sưu tầm từ VNA

Thứ Năm, 6 tháng 11, 2008

Một cú sốc lớn !

VNA chạy tít Một cú sốc lớn ....
Đọc tại đây để biết thêm về Tổng thống thứ 44 của Huê kỳ.

Các cháu nên đọc để bổ túc kiến thức về nhân sinh quan và các quan điểm chỉ đường của các đấng bậc có trách nhiệm của tôn giáo về cuộc sống xã hội hiện nay, tuy rằng hoàn cảnh cụ thể là xã hội Hoa kỳ, nhưng cũng đúng cho mọi nơi khác.
Thân ái
Cảnh

Thứ Ba, 4 tháng 11, 2008

Lại đọc Sách Xuất hành.

Mưa ngập Hà Nội.
Nên nhớ : đây chỉ là một trận mưa ngoài quy luật nhé, không bão, không lụt, không vỡ đê .v.v... nhé !  Phải thấy như vậy ( chỉ là mưa ngập mà thôi, không phải lũ lụt gì đâu ), thì đọc sách Xuất hành ( Xh.9, 22-26  đã dẫn trong bài post mấy ngày trước rồi ) mới thấy ứng nghiệm. Có lẽ đó là dấu chỉ.

Hôm nay, đọc đến đoạn này : Xh. 9, 33-35
33 Ông Mô-sê ra khỏi cung điện Pha-ra-ô và rời bỏ thành. Ông giơ tay lên khẩn cầu ĐỨC CHÚA; sấm và mưa đá ngưng, còn mưa cũng đã tạnh trên mặt đất.34 Pha-ra-ô thấy mưa đã tạnh và mưa đá cũng như sấm đã ngưng, thì lại phạm tội: lòng vua và lòng bề tôi của vua lại ra nặng nề cứng cỏi.35 Lòng Pha-ra-ô vẫn chai đá và vua không thả cho con cái Ít-ra-en đi, như ĐỨC CHÚA đã dùng ông Mô-sê mà nói trước.

Nếu đọc Xuất hành từ chương 7đến đây, sẽ biết được 10 tai ương ở Ai cập như sau :
1.Nước biến thành máu    2.Ếch nhái    3.Muỗi    4.Ruồi nhặng    5.Ôn dịch    6.Ung nhọt    7.Mưa đá    8.Châu chấu    9.Cảnh tối tăm    10.Các con đầu lòng bị giết. Sau đó là Vượt Qua.  Ai thích, thì đọc ở đây

Trích thêm đoạn này : Xh.10, 1-2 :  1 ĐỨC CHÚA phán với ông Mô-sê: "Hãy đến với Pha-ra-ô, vì chính Ta đã làm cho lòng vua ấy và lòng bề tôi của vua ấy ra nặng nề cứng cỏi, để Ta thực hiện các dấu lạ này giữa dân,2 và để ngươi thuật lại cho con cháu ngươi nghe Ta đã giáng hoạ xuống Ai-cập làm sao, và Ta đã thực hiện những dấu lạ nào giữa họ, khiến các ngươi biết Ta đây là ĐỨC CHÚA."

Khôn hồn, hãy sám hối và đặt trả tượng, thì sẽ thoát !!!

Giatoc-Nguyen

Thứ Hai, 3 tháng 11, 2008

Mưng le quan thay Martino de Pores

Trường Thịnh !
Ba mẹ chúc mừng lễ quan thày của Thịnh. Xin Thánh Martino rất khiêm nhường cầu bầu cho Thịnh và mọi người trong gia tộc chúng ta
Kim Cương

Thăm mộ - nhân ngày Lễ Các Linh hồn 2-11-2008

H1. Mộ Ông Ngoại
H2. Mộ Bà Ngoại
H3. & H4. Mộ Bố
H5. & H6. Mộ Bà cụ Mẹ Chú Thành.

Phái đoàn gồm : Cha Quý, Bác Liêm, Bác Nhĩ cùng anh Hùng và anh con rể, Bác Chất cùng anh Dũng, Dì Lan, anh Minh cùng cháu Tuấn, anh Long, anh Lập, anh Cương, anh Lâm, Chị Tâm, cô Khánh, Cường, Cảnh cùng cháu Bằng ... được chở bằng xe Mercedes và vài chiếc gắn máy tháp tùng.
Sau khi phái đoàn đi viếng mộ ở Lái Thiêu, đã về viếng mộ ở Tân Mai.
Đọc kinh, rẩy nước phép không sót một ai.
Có viếng mộ bà cụ Rôsa Quy, mẹ chú Thành. Có viếng mộ ông bà cụ Phêrô và Maria Giáo Đạt, phụ mẫu của chị Kim.
Sau đó, ăn trưa tại nhà hàng gần đó : gỏi cá và bún lẩu cá , có uống bia.

Cảnh

Thứ Bảy, 1 tháng 11, 2008

Hậu quả của việc thách đố ĐCT.

Đọc Sách Xuất hành :
Xh 9, 22-26
22
ĐỨC CHÚA phán với ông Mô-sê: "Hãy giơ tay lên trời và làm cho mưa đá rơi xuống trên khắp đất Ai-cập, trên người ta, trên thú vật và mọi cỏ cây ngoài đồng tại đất Ai-cập."23 Ông Mô-sê giơ gậy lên trời, và ĐỨC CHÚA làm cho sấm vang lên và mưa đá rơi xuống; sét đánh xuống mặt đất, và ĐỨC CHÚA làm cho mưa đá rơi xuống trên đất Ai-cập.24 Đã có mưa đá và lửa loé ra giữa mưa đá; mưa đá rất nặng, như chưa từng có trên khắp đất Ai-cập, kể từ khi chúng thành một dân.25 Trên khắp đất Ai-cập, mưa đá đã tàn phá tất cả những gì đang ở ngoài đồng, từ người cho đến thú vật; mưa đá cũng tàn phá mọi cỏ cây ngoài đồng và bẻ gãy mọi cây cối ngoài đồng.26 Chỉ có đất Gô-sen, nơi con cái Ít-ra-en ở, là không có mưa đá.

Và tại HàNội : từ đêm 30-10, suốt ngày hôm qua và có lẽ ngày hôm nay,01-11 vẫn còn mưa nữa ..., xin xem chi tiết tại đây
Dán lên đây vài tấm hình xem chơi. Tất cả gần thành sông !
Có phải đó là hậu quả chăng ?

Cảnh

Thứ Hai, 27 tháng 10, 2008

Mừng Cô Khánh có rể mới.

Mừng Cô Khánh có rể mới.
Chúc hai cháu Đình Phụng & Anh Dung trăm năm hạnh phúc.

Giatoc-Nguyễn.

Thứ Bảy, 25 tháng 10, 2008

Khoa học thường thức : melamine là chất gì thế ?

MELAMINE LÀ CHẤT GÌ ?

1. Thực sự sữa nhiễm độc là gì ?
Đó là bột sữa trộn với "MELAMINE"

Chất Melamine dùng để làm gì ? Đó là một chất hoá học công nghệ
được sử dụng để sản xuất những vật dụng bằng mêlamin.

Nó cũng được dùng trong trang trí nhà cửa
ví dụ một loại bảng của Mỹ.
Vậy chắc Bạn hiểu rồi. Chất Melamine chỉ dùng trong sản xuất công nghiệp, không ăn được !

2. Tại sao lại đem trộn Melamine vào bột sữa ?
Chất dinh dưỡng chính trong sữa là protêin. Chất Melamine cũng chứa loại prôtêin này nhưng lại chứa thêm chất 'NITROGEN"

Bỏ Melamine vào bột sữa làm cho giá thành rẻ hơn, phí đầu tư ít hơn.
Điều này giúp nhà kinh doanh có thêm lợi nhuận.
Dưới đây là chất Melamine, trông cũng giống bột sữa phải không bạn ?
Nó cũng chẳng có mùi vị gì, do đó không bị phát hiện.

 

 

3. Điều gì xảy ra khi Melamine được tiêu hoá ?
Melamine bị giữ lại ở thận, và hình thành sỏi thận
làm nghẽn các ống dẫn. Bệnh nhân bị đau rất nhiều và không thể tiểu tiện.
Lúc ấy sỏi đã to lớn.

Mặc dù việc phẫu thuật có thể can thiệp lấy sỏi ra, nhưng sẽ để lại những tổn thương thận không thể phục hồi. Có thể dẫn tới mất chức năng thận và phải chạy lọc thận, hoặc có thể dẫn đến tử vong do nhiễm độc niệu
Chạy lọc thận là gì ? Thực tế, có thể gọi là "rửa máu, lọc máu"
Máu được lọc/rửa sạch qua một bộ máy và sau đó đưa về lại cơ thể.
Thời gian lọc thận là 4 giờ và cứ 3 ngày một lần cho đến suốt đời.

Vì sao ở trẻ sơ sinh lại nghiêm trọng hơn  ? Vì các em uống rất nhiều sữa
trong khi thận các em lại rất nhỏ.

Đừng đặt vấn đề cơ thể con người chịu đựng được bao nhiêu Melamine.
Vấn đề chủ yếu là : Melamine không phải là loại "ăn được"

4. Những thực phẩm nào cần tránh ?
Những thực phẩm sử dụng thường nhật cần tránh :

Chú ý : thực phẩm có chất kem hay sữa đều phải tránh

5. Sau đó ta cần làm gì ?
Tránh các thực phẩm trên đây ít là trong 6 tháng.
Nếu bạn mở cửa hàng giải khát, cà phê hoặc quán ăn,
hãy ngưng bán các mặt hàng liên quan trong thời gian này.

Nếu bạn có trẻ em trong nhà, hãy cho các cháu bú sữa mẹ
hoặc thay đổi thức ăn khác.
Cuối cùng, xin bạn hãy chia sẻ những thông tin này với bạn bè để họ hiểu biết sự nguy hiểm bị nhiễm độc.

Thứ Tư, 15 tháng 10, 2008

TGP HàNội và TGP Sàigòn có Tân GM Phụ tá

Hôm nay 15-10-2008, trích tin : ...

Theo thỏa thuận giữa Tòa Thánh và Nhà nước Việt Nam, hôm nay, 15.10.2008, Tòa Thánh sẽ công bố danh tính hai linh mục được bổ nhiệm làm giám mục phụ tá:

Cha Lôrenxô Chu Văn Minh sẽ làm Giám mục Phụ tá của TGP Hà Nội và cha Phêrô Nguyễn Khảm sẽ làm Giám mục Phụ tá TGP Sài Gòn. ...


xin đọc tin tại đây
( Tân GM Chu văn Minh, đồng hương Nghĩa Hưng, Nam Định, Bùi Chu. )

Cảnh

Chủ Nhật, 12 tháng 10, 2008

Cung cap thong tin.

Em Trong Thuy than,
Chao em manh khoe.
Neu co dieu kien, em cung cap thong tin ve Thanh To Daminh Mao cho trang web nay. Ho viet sai tum lum. Cung la 1cach hie^?n du'o'ng Thanh To chung ta. Xem tai day
Than ai.
Anh Canh.

Năm Thánh Phaolo^ 2008-2009

Bài 1 - Thánh Phaolô là ai?

Chúng ta không biết nhiều về thánh Phaolô trước khi Ngài gặp Đức Giêsu trên đường Damascus. Nhiều dữ kiện về con người Phaolô dựa vào sách Công Vụ Tông Đồ, vì thánh Phaolô không nói nhiều về lịch sử mình trong những thư Ngài viết cho các giáo đoàn.

Thánh Phaolô sinh tại Tarsus (Cv, 9:11; 21:39; 22:3) một thành phố phía đông của biển Địa Trung Hải (ngày nay thuộc Thổ Nhĩ Kỳ) vào khoảng năm 8 (nhiều sử gia phỏng đoán giữa năm 5-10 sau công nguyên). Ngài lớn lên và được giáo dục ở Jerusalem với một thầy Rabbi nổi tiếng đương thời là Gamaliel (Cv 22:3) nhằm trở nên một Pharisiêu (Biệt Phái), và sau này Ngài là một Pharisiêu nhiệt thành (Cv 23:6; 26:5; Phil 3:4-6; Gal 1:13-14).

Thánh Phaolô nói tiếng Hi Lạp, ngôn ngữ được dùng phổ biến thời bấy giờ (Cv 21:37), và tiếng Aram của người Do Thái vùng Palestine (Cv 21:40; 22:2). Ngài có quốc tịch Rôma, quyền ưu tiên này cho Ngài nhiều quyền lợi sau này trong đời sống truyền giáo (Cv 16:37-38; 22:25-29; 23:27).
Là một Pharisiêu nhiệt tâm với Do Thái giáo, Phaolô truy bắt những Kitô hữu tin theo Đức Giêsu Kitô (Cv 7:54-8:1; 9;1-4; 1 Cor 15:9; Gal 1:13; Phil 3:6). Vì theo Phaolô, Ông Giêsu bị lên án chết như một tử tội chứng tỏ đây là dấu hiệu bị Thiên Chúa nguyền rủa hơn là được Thiên Chúa chúc phúc.

Sau khi gặp gỡ Đức Giêsu Kitô trên đường Damascus (khoảng năm 34), Phaolô (trước có tên Do Thái là Saolô) dành hơn 30 năm để rao giảng tin mừng Đức Kitô, với 3 hành trình truyền giáo trong khu vực Địa Trung Hải.
Trong Tân Ước kê khai 13 thư với tên thánh Phaolô là tác giả. Ngày nay, phần lớn các nhà Kinh Thánh tin rằng 7 thư được chính thánh Phaolô viết gồm: thư gởi Rôma, 1 và 2 Côrintô, Galata, Philipphê, 1 Thesalonica và Philemon. Và 6 thư còn lại có thể được những người khác viết nhân danh Phaolô, gồm: Ephêsô, Côlôsê, 2 Thesalonica, 1 và 2 Timôtê và Titô.
Ngài chết tại Rôma khoảng năm 62-64, và theo truyền thuyết là bị chém đầu (dựa vào thư 1 Clementê viết khoảng năm 96, và dựa vào sách gọi là Công Vụ Phaolô viết khoảng năm 185-195).

Bài 2 - Tại sao ta cần học hỏi thêm về thánh Phaolô?

Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI ấn định năm thánh Phaolô (6/2008-6/2009) và mời gọi mọi người Công giáo học hỏi thêm về thánh nhân vì nhiêu lý do khác nhau.

Một trong những đặc nét về thánh Phaolô là con người và cuộc đời thánh Phaolô chứa đựng nhiều tranh cãi và khúc mắc trong Kitô giáo.
Là một Pharisiêu nhiệt tình với Do thái giáo (Cv 22:3), Phaolô đánh giá lòng nhiệt thành tôn giáo của mình bằng những bạo động truy bắt các Kitô hữu tin theo Đức Giêsu Kitô nhằm triệt tiêu một tổ chức tôn giáo mới (Gal 1:13; Phil 3:6; Cv 24:5, 14; 28:22).

Sau khi gặp gỡ Đức Giêsu trên đường Damas, Phaolô trở nên tông đồ rao giảng về Đức Giêsu Kitô cho dân ngoại và cho chính những người Ngài bắt bớ (Cv 9; Gal 1:13-16), cũng với một mức độ nhiệt tình như Ngài có dành cho Do Thái Giáo (Rom 11:13; 15:18-20; 2 Cor 11:2).

Sự thay đổi của Phaolô tạo nên nghi ngờ và phẫn nộ cho những người theo đạo Do Thái mà trước đây Phaolô là một thành viên, và cho cả những người Do Thái theo Kitô giáo mà giờ đây Phaolô là một tông đồ.
Rồi những thư Ngài viết cho các cộng đoàn Kitô hữu tiên khởi đã nhanh chóng trở nên những đề tài tranh luận - chống đối cũng như ủng hộ - của cả Kitô hữu gốc Do Thái và những người dân ngoại, không có gốc Do Thái.
Thêm vào đó, lối giảng dạy cứng rắn và cương quyết, đôi khi trực diện và phũ phàng, của thánh Phaolô làm cho những thư Ngài viết có giá trị giảng dạy về tín lý và luân lý cách rõ ràng và khẳng định.

Nói như thế không có nghĩa là thánh Phaolô không tỏ ra nhu mì, lo lắng, quan tâm đến những nhu cầu mục vụ của những cộng đoàn Kitô hữu Ngài thiết lập hay có trách nhiệm giảng dạy (1 & 2 Tim; Titus).

Vai trò và ảnh hưởng của thánh Phaolô rất lớn đối với sự hình thành và phát triển Kitô giáo. Nhiều thần học gia dùng danh từ "Ngài Là Đấng Sáng Lập Kitô giáo", không phải với ý nghĩa thần học rằng Phaolô là đối tượng của đức tin vì chỉ có Thiên Chúa – và con Thiên Chúa làm người - là đối tượng không thay thế được của đức tin, nhưng là một nhà lãnh đạo xã hội đã xây dựng và đặt nền móng sinh hoạt cho giáo hội Kitô giáo hình thành và phát triển.

Những lời giảng dạy của thánh Phaolô không chỉ thích ứng với thời đại Ngài đang sống, mà còn giá trị thích hợp với mọi thời đại trong đời sống Kitô hữu.

Vì nội dung giảng dạy thần học của thánh Phaolô súc tích, thâm thúy và khó hiểu, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI mời gọi chúng ta trong năm này học hỏi thêm về thánh nhân và những giáo huấn của Ngài để củng cố đức tin và bắt chước gương sống liên kết mật thiết với Chúa Giêsu Kitô như thánh Phaolô đã sống: "Anh em thừa biết là anh em phải bắt chước chúng tôi thế nào" (2 Thes 3:7; Gal 2:20).
Lm. Matthew Nguyễn Khắc Hy, S.S.

Có thể đọc toàn bộ tài liệu về Năm Thánh Phaolo bấm chuột tại đây

Cảnh



Thư của Thủy Nguyễn - USA


Hello Anh Ca?nh,

Anh va` gia dinh va^~n khoe chu*' ? Ho^m nay em co' vao trang web gia to^.c cu?a be^n anh, va` tha^'y ca'i post cu?a anh ve^` VNA and ca'i kia...va` em dda~ go*? dde^? ho?i ...o*? du*o*'i dda^y la` ca'i ddi'nh chi'nh ddo'....

Best Regards,
Thuy Nguyen

"Trust in the Lord with all your heart; and don't lean on your own understanding. In all things acknowledge him, and he shall direct your way." (Proverbs 3:5, 6)


---------- Forwarded message ----------
From: VietCatholic <conggiao@gmail.com>
Date: 2008/10/9
Subject: Re: Go'p Y'
To: Thuy Nguyen <nguyen503@gmail.com>


Cai thu cua VietCatholic dang la ngay sau khi hoip o Xuan loc
thi cac Duc Cha phat ra tai lieu do.
Nhung chinh thuc thi ngay 8.10.2008 ra thong cao trong dip
truyen chuc o Bac Ninh.
Khac nhau la o cho do
Va cai thong bao cuoi cung nay cot y dua cac nha tho VN doc len
va co dau do choet.
than men

On Thu, Oct 9, 2008 at 3:52 PM, Thuy Nguyen <nguyen503@gmail.com> wrote:
Thu*a Cha,

Con ddo.c ba`i vie^'t dda(ng le^n: http://vietcatholic.net/News/Html/59600.htm va` ba`i vie^'t na`y: http://dcctvn.net/news.php?id=242

Cu`ng 1 ba`i vie^'t ma` 2 "nga`y" kha'c nhau... co' le~ dda'nh lo^.n .  Con xin go'p y' kie^'n dde^? cha xu*?a la.i .


Best Regards,
Thuy Nguyen

"Trust in the Lord with all your heart; and don't lean on your own understanding. In all things acknowledge him, and he shall direct your way." (Proverbs 3:5, 6)

Thứ Năm, 9 tháng 10, 2008

Bắt giò cha Nghị ( VNA )

VNA của cha Nghị cầm đèn chạy trước ôtô !!!
Đây là bản của VNA ngày 3-10-2008, xem tại đây
Đây là bản chính thức ngày 8-10-2008, có dấu triện đỏ chót, xem tại đây
Không ngờ VNA lại mắc lỗi cơ bản như thế.
Ấy là trong nhà mà còn như thế thì ' ngoài chợ ' nó còn điêu ngoa gian dối như thế nào !!!

Vài hàng đọc chơi.
Thân ái
Cảnh.

Thứ Ba, 7 tháng 10, 2008

Từ điển dùng ngay

Xin lưu ý : Đã có Từ điển dùng ngay ở bên trái trang blog này.
Sử dụng rất tiện.

Cảnh.

Thứ Bảy, 4 tháng 10, 2008

18 sản phẩm nhiễm chất melamine - Chớ có ăn vào !

Sữa, bánh biscuit từ Trung quốc, Thái, Malai và Indo ... Cấm tiệt, chớ có ăn vào !
Đọc tại đây

 Giatoc-Nguyen

Đọc Kinh Thánh trên internet

Hi, mọi người,
Đọc Kinh thánh Cựu ước tại đây
Đọc Kinh thánh Tân ước tại đây

Nhớ đọc nhé.
Cảnh

Thư của HĐGMVN gởi Cộng đồng Dân Chúa tại Việt Nam

Xin mọi người hãy đọc tại đây
Nếu ở trên không đọc được, thì đọc ở đây
Thân ái.
Cảnh.

Thứ Năm, 2 tháng 10, 2008

Thứ Ba, 30 tháng 9, 2008

Tôi chờ và tôi đã đọc ! ( tiếp theo )

Bổ sung : bài này đọc trên net

MỘT SUY NGHĨ VỀ QUAN ĐIỂM CỦA HĐGMVN

Thời gian qua, chắc chắn rất nhiều người trong Giáo Hội và ngoài Giáo Hội, ở trong nước và ở nước ngoài nôn nóng chờ đợi một lập trường chính thức của các Giám mục Việt Nam về tình hình căng thẳng hiện nay liên quan đến vụ việc Toà Khâm sứ cũ (số 42 phố Nhà Chung) và giáo xứ Thái Hà (số 178, Nguyễn Lương Bằng) ở Hà Nội, nhất là khi biết Hội Đồng Giám Mục nhóm họp tại toà Giám mục Xuân Lộc từ 22 đến 26/9/2008. Thì đúng như chờ đợi, các Giám mục đã công bố bản “Quan điểm về một số vấn đề trong hoàn cảnh hiện nay”, đề ngày 25/9/2008.

Đó là những vấn đề nào? Trong phần I nói về Tình Hình, các Giám mục nêu lên ba vấn đề:

1. tình trạng khiếu kiện đất đai kéo dài và chưa được giải quyết thoả đáng, cũng như sự bất cập của luật về đất đai trước đà biến chuyển trong đời sống xã hội, dù đã được sửa đổi nhiều lần;

2. sự thiếu tôn trọng sự thật của các phương tiện truyền thông khi đưa tin về những vụ tranh chấp đang trong tiến trình giải quyết, do đó gây ra hoang mang và nghi kỵ. Nhìn bao quát hơn, sự gian dối đang tràn lan trong nhiều lãnh vực, kể cả lãnh vực giáo dục;

3. một số người có khuynh hướng sử dụng bạo lực trong tiến trình giải quyết những xung đột nói trên và nhiều vụ việc khác, và như thế, tạo thêm bất công trong xãhội.

Trong phần II nhan đề Quan Điểm, các Giám mục đưa ra những đề nghị cụ thể liên quan tới ba vấn đề nêu trong phần I. Ở đây tôi chỉ xin đưa ra một nhận xét chung trước khi phân tích kỹ hơn đề nghị thứ 1 về đất đai.

Chắc Hội Đồng Giám Mục đã khởi đi từ vấn đề rất cụ thể và nóng bỏng liên quan trực tiếp tới mình là vụ việc đất đai ở Hà Nội. Nhưng thay vì tập trung vào đó, các Giám mục đã nhìn rộng ra, đặt vấn đề riêng vào tình hình chung, có thể nói là nâng vấn đề lên ở mức cao hơn, và do đó các giải pháp đề nghị sẽ mang tính nguyên tắc để có thể giải quyết các vấn đề một cách lâu dài và triệt để, thay vì đối phó hoặc chỉ giải quyết lẻ tẻ từng vụ việc. Khi làm như thế, các Giám mục mong muốn góp phần mình vào việc việc “phát triển đất nước cách ổn định và vững bền”. Đây quả thực là một “quan điểm” rất hay vì qua vụ đất đai ở Hà Nội, chắc đã có nhiều người phê bình Giáo Hội ta chỉ loay hoay lo cho mình, và chỉ tỏ ra “dấn thân” khi quyền lợi của mình bị đe doạ. Trong các đề nghị của mình, các Giám mục vận dụng tới giáo huấn xã hội của Giáo Hội Công giáo.

Vì thế riêng về vấn đề đất đai, các ngài không có “ý kiến” trực tiếp về “trường hợp Hà Nội” mà đặt trường hợp này vào “tình trạng khiếu kiện đất đai kéo dài và [vẫn] chưa được giải quyết thoả đáng” tại nhiều nơi. Đất đai của các tôn giáo nói chung và đất đai của Giáo Hội Công Giáo nói riêng, cụ thể là Toà Khâm sứ cũ và giáo xứ Thái Hà cũng nằm trong tình trạng chung đó. Không có hướng giải quyết căn cơ vấn đề đất đai nói chung thì dù có giải quyết được một số vụ việc riêng lẻ nào đó, vấn đề tranh chấp khiếu kiện sẽ lại cứ nảy sinh. Chỉ cách nay mươi ngày thôi, khi đi ngang qua trước dinh Thống Nhất (dinh Độc Lập cũ), tôi còn thấy một số nông dân miền Tây căng biểu ngữ ngồi đòi “công lý” cho họ về chuyện đất đai.

Nguyên tắc căn cơ để giải quyết, theo các Giám mục, là sửa đổi luật đất đai trong tinh thần quan tâm tới quyền tư hữu của mọi người. Rõ ràng đây là điểm then chốt. Trong vụ việc ở Hà Nội, ta thấy quan điểm của chính quyền là: "đất đai là sở hữu chung của toàn dân và do Nhà Nước quản lý”, còn Toà Tổng Giám mục và Dòng Chúa Cứu Thế lại quả quyết rằng những khu đất liên quan là thuộc quyền sở hữu của mình. Nhà Nước nói: anh cần, anh cứ làm đơn xin, tôi sẽ cứu xét, không có vấn đề đòi trả lại vì theo luật pháp, anh đâu có quyền sở hữu đất đai! Rõ ràng hai quan điểm hoàn toàn đối chọi nhau, không có cách nào hoà hợp, trừ ra khi cố gắng giải quyết kiểu “thông cảm”. Khi HĐGM đưa ra đề nghị trên, tôi nghĩ các ngài đã nhấn mạnh mấy điểm sau đây.

Về thực tế, đất đai là vấn đề gây ra khiếu kiện nhiều nhất, vấn đề bức xúc nhất đối với người dân, cũng là lãnh vực xem ra có nhiều tiêu cực nhất và có nhiều cán bộ vào tù nhất. Về thực tế, còn có tình hình là Nhà Nước xem ra rất lúng túng, mỗi lần sửa đổi thì có ít nhiều tiến bộ trong việc đáp ứng tức thời tình hình xã hội lúc đó, nhưng ít lâu sau lại tỏ ra bất cập, không theo kịp biến chuyển trong xã hội. Có lúc, người ta đã từng nói tới giải pháp sổ xanh, sổ hồng bên cạnh sổ đỏ… Về thực tế, các Giám mục còn gợi ý rằng việc sửa đổi luật đất đai theo hướng nhìn nhận quyền tư hữu là một nhu cầu khi Việt Nam ngày càng hội nhập sâu hơn vào nhịp sống quốc tế, mà tuyệt đại đa số các nước đều nhìn nhận quyền này. Còn về nguyên tắc, quyền tư hữu đã được Tuyên ngôn nhân quyền của Liên Hiệp Quốc năm 1948, số 17, long trọng nhìn nhận là một quyền tự nhiên, một quyền của con người.

Dĩ nhiên vấn đề lớn nhất ở đây đối với Nhà Nước có lẽ là vấn đề nguyên tắc của riêng chế độ cộng sản: đất đai là của chung. Nhưng tôi xin mạo muội gợi ra vài ý để suy nghĩ.

Nói rằng nguyên tắc này thuộc về bản chất của chế độ nên không thể thay đổi, thì xin hỏi: tại sao có những nguyên tắc mà thời bao cấp, Đảng coi như “bất khả xâm phạm”, nhưng vào thời Đổi Mới vẫn được thay đổi để đáp ứng tình hình phát triển mới của đất nước. Một nguyên tắc rất căn bản của lý luận mác-xít là lấy thực tiễn làm tiêu chuẩn đánh giá chân lý (sự đúng đắn) của lý thuyết. Những thay đổi gọi là “đổi mới” nói trên đã chứng tỏ là đúng vì được thực tiễn xác nhận. Như thế, lý thuyết được đề ra không phải vì lý thuyết nhưng để phục vụ lợi ích thực tế của nhân dân, của dân tộc. Theo tinh thần của Marx, thì không có gì bất di bất dịch, kể cả tư tưởng của ông. Một nguyên tắc mà khi áp dụng cứ liên miên gây ra bất công và bất mãn nơi người dân như nguyên tắc về đất đai, hỏi có phải là một nguyên tắc được thực tiễn xác nhận không?

Tôi thiển nghĩ có lẽ do lòng khiêm tốn mà các Giám mục đã gọi các suy nghĩ của mình là “quan điểm”, nhưng cũng có thể coi đó là những lập trường. Dù sao chăng nữa, mấy đề nghị của các ngài là chân thành, tích cực và xây dựng, nếu được chính quyền quan tâm đúng mức, chắc sẽ góp phần vào sự phát triển đất nước ta bền vững, ổn định và mau lẹ hơn nữa.

Ngày 28.9.2008
Lm Nguyễn Hồng Giáo, OFM

Thứ Sáu, 26 tháng 9, 2008

Tôi chờ và tôi đã đọc !

Tôi chờ và tôi đã đọc Thư và Quan điểm của HĐGM-VN.
Xin mọi người hãy đọc và đừng kể như mình là người dửng dưng.
Thân ái.
Cảnh
TB : Đọc trong mục Liên kết : CG-VN ở bên trái trang này.

Thứ Hai, 22 tháng 9, 2008

Le quan thay Matthew

Lễ quan thày Matthew của Thái An bị ẩn vào ngày Chúa Nhật 21/09/08. Chúc mừng quan thày Thái An !. Xin thánh Matthew xưa đã bỏ mọi sự thế gian mà theo Chúa thì được trăm phần trọng hơn ,cầu bầu cho Thái An được nhiều ơn lành hồn xác
Ba mẹ : Kim Cương

Chủ Nhật, 21 tháng 9, 2008

Kính chào Bác Qúy đã ghé thăm blog và có bài viết cho chúng con.

Hân hạnh kính chào Cha Qúy đã ghé thăm blog và có bài viết cho chúng con.
Mong rằng chúng con sẽ nhận được bài viết của Bác hàng tuần.
Kính.

TB : mỗi người hãy đọc, suy niệm và tốt nhất nên có chia sẻ trên trang này.
GT-Nguyen.


chào gia tộc Nguyễn-lời chúa hàng tuần

HÃY ĐI VÀO VƯỜN NHO!


"Cả các anh nữa, hãy đi vào vườn nho!" (Mt 20, 7)

Lời mời gọi tha thiết trên của Chủ Vườn Nho không chỉ vang lên bằng lời nói mà Ngài còn thể hiện bằng hành động ân cần lo lắng với cả trái tim thổn thức, khi "vừa tảng sáng đã ra mướn thợ vào làm việc trong vườn nho của mình". Chưa hết, Ngài còn "trở ra vào khỏang giờ thứ ba", "khỏang giờ thứ sáu", rồi "thứ chín" và cả "giờ thứ mười một" nữa để biểu lộ tình cảm kiên trì gắn bó vượt trội của minh với những người mà Ngài tha thiết muốn kêu mời vào làm vườn nho cho Ngài.
Qua lời nói và hành động của Chủ Vườn Nho mà chính Chúa Giêsu diễn tả qua dụ ngôn Nước Trời, tôi lắng nghe được tiếng Thần Khí qua lời giáo huấn của thánh Grêgôriô Cả:
"Anh em thân mến, hãy lưu ý về cách sống của anh em, hãy nghiêm chỉnh xét xem anh em có phải là thợ làm vườn nho của Chúa không? Mỗi người hãy tự xét việc mình làm và nhận định xem mình có làm việc trong vườn nho của Chúa hay không?"
Nhờ tiếng thầm thĩ lắng sâu này mà tôi đã nhìn lại cuộc sống tâm linh của mình...
Năm năm qua, với bệnh tật chồng chất lên thân xác bệnh hoạn tật nguyền, nhiều người thân và bạn bè đã đặt vần đề về công ăn việc làm của tôi ra sao? Anh em đã nhìn tôi như một người thiếu thực tế trong cuộc sống hiện thực và chộp giật này. Phải "có thực mới vực đựơc đạo" chứ! Nhiều câu hỏi đúng với quan niệm thời kinh tế thị trường của con người. Tôi đã không đối đáp với họ bởi Thần Khí Lời Chúa luôn nâng đỡ ủi an tôi vì Chúa Giêsu đã trải qua những thời khắc như Ngài đã bộc bạch: "Những việc tôi làm, nhân danh Cha tôi, những việc đó làm chứng cho tôi." (Ga 10, 25
Thời gian miệt mài, âm thầm đi vào cầu nguyện Lời Chúa (lectio divina). Thời gian nhẩn nha, chậm rãi đi giúp chia sẻ Lời Chúa mỗi ngày trong suốt gần hai năm ròng rã. Rồi thời gian mới đây, được hơn hai năm, tôi tham gia chia sẻ cảm nghiệm Lời Chúa trên mạng. Những ngày tháng năm lặng lẽ này đã qua, chính vì sự hối thúc của lời réo gọi sâu thẳm của Chúa Giêsu qua dụ ngôn thợ làm vườn nho: "Cả anh nữa, hãy đi vào vườn nho!" (Mt 20, 7)
Tôi nghe được tiếng thầm thì nói với chính lòng mình bởi "vì không có ai mướn tôi", vì tôi đã không còn đủ sức khỏe để lao động tay chân và trí óc cho người khác. Hơn nữa, tôi đã nhận ra ý nghĩa tâm linh và tôi đã không muốn trở thành kẻ lãnh nhận một nén bạc như trong dụ ngôn những nén bạc: "Thưa ông chủ, tôi biết ông là người hà khắc, gặt chỗ không gieo, thu nơi không vãi. Vì thế, tôi đâm sợ, mới đem chôn giấu nén bạc của ông dưới đất. Của ông đây, ông cầm lấy! " (Mt 25, 24-25)
Chính vì thế mà tôi đã gửi những đau khổ bệnh tật của tôi vào ngân hàng Lòng Thương Xót của Chúa. Tôi đã không ngồi rên rỉ với chính nỗi đau của riêng mình. Hoặc chôn vùi cuộc đời héo tàn nơi chán chường, nơi chè chén say sưa. Ngoài ra, khi chiêm ngắm cuộc thương khó của Chúa, tôi càng thấm thía khi Ngài đã kêu lên lời cuối cùng trên thập giá: "Thế là đã hoàn tất!" (Ga 19, 30)
Đau khổ trong thân xác, trên giường bệnh đã không làm cho thánh Phaolô chán nản. Ngài đã cảm nghiệm sâu sa mầu nhiệm thương khó bằng lời thâm tín huyền nhiệm:
"Giờ đây, tôi vui mừng được chịu đau khổ vì anh em. Những gian nan thử thách Đức Kitô còn phải chịu, tôi xin mang lấy vào thân cho đủ mức, vì lợi ích cho thân thể Người là Hội Thánh." (Cl 1, 24)
Quả thật, lời kêu gọi của Chúa được gửi đến mọi người và mỗi người: các bệnh nhân cũng là những người được kêu gọi làm thợ trong vườn nho. Gánh nặng làm suy yếu các chi thể của thân thể và làm lung lay sự trong sáng tâm hồn, nhưng không thể ngăn cản họ đi làm việc trong vườn nho, trái lại, mời gọi họ sống ơn gọi làm người, làm Kitô hữu và tham gia vào sự phát triển Nước Thiên Chúa dưới nhiều hình thức mới, và có thể nói là quý báu hơn.

Trong Tông thư "Đau khổ cứu độ", số 31, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã giáo huấn:
"Vì vậy, tâm trí của tất cả những ai đau khổ, những ai tin vào Đức Kitô, cần phải qui tụ lại với nhau dưới chân thập giá trên đồi Canvê, đặc biệt đối với những ai phải chịu đau khổ vì tin nơi Người, Đấng đã chịu đóng đinh và đã phục sinh, để cho hiến lễ đau khổ của họ sẽ làm cho lời nguyện xin của chính Đấng Cứu Thế - lời cầu xin cho mọi người hiệp nhất – được mau chóng thực hiện. . . .
Cùng với Mẹ Maria, Mẹ Đức Kitô, đã đứng dưới chân Thánh Giá, chúng ta hãy dừng lại bên tất cả những thánh giá của nhân loại ngày nay. Chúng ta hãy khẩn cầu các thánh, qua bao thế kỷ, các ngài đã tham dự đặc biệt vào nỗi đau khổ của Đức Kitô. Chúng ta hãy xin các ngài nâng đỡ chúng ta. Và chúng tôi xin tất cả anh chị em, những người chịu đau khổ, hãy giúp chúng tôi. Anh chị em là những người đau yếu, tôi xin anh chị em hãy trở thành nguồn sức mạnh cho Giáo Hội và cho nhân loại. Trong cuộc chiến ghê gớm giữa hai sức mạnh thiện và ác mà thế giới ngày nay đang bâỳ tỏ cho chúng ta thấy, ước mong rằng những đau khổ của anh chị em, hiệp nhất với Thánh Giá của Chúa Kitô, sẽ chiến thắng."

Lạy Chúa Giêsu yêu thương,
Ngài là vị "Lương Y của thân xác và tâm hồn" con.
Xin Chúa đổ tràn sức mạnh Thần Khí của Chúa xuống trên con để con luôn kiên trì thực hiện lời mời gọi của Chúa: "Cả anh nữa, hãy đi vào vườn nho!" hầu con xứng đáng là thợ làm vườn nho của Chúa. Amen.
LINH MỤC NGUYỄN BÁ QUÝ.

Thứ Sáu, 19 tháng 9, 2008

Các chuyến công tác dài ngày




























Đây là những hình ảnh cuả Miền trung và Miền Tây Nam Bộ VN xin được post len Blog cuả Gia Tộc.
từ Huế đến Cà mau.

















































Người ta nói: Học trò xứ Quảng ra thi, Thấy cô gái Huế bước đi không đành" Đó là khi ra Huế
Còn về Miền tây thì ấn tượng nhất là " Giai thoại công tử Bạc Liêu"


Công tử Bạc Liêu “ Trần Trinh Huy” ( theo Blog's Tellmewonder)
Công tử Bạc Liêu “ Trần Trinh Huy” ( P2) magnify

Trần Trinh Huy là con trai thứ 2 của Trần Trinh Trạch là một đại điền chủ lớn nhất VN lúc bấy giờ . Ông sinh 1872 chết ngày 14/03/1942 tại Bạc Liêu Cái Dày.

Sinh thời ông Trần Trinh Trạch sống cần kiệm, sinh ra trong một gia đình bình thuờng người HOA sang Bạc Liêu sống, làm mướn cho một gia đình điền chủ. Lúc này bị ép đi học tiếng Pháp nhưng theo truyền thống Nho học thế là “ trái đạo” nên Trần Trinh Trạch đi học thế cho cậu chủ, đây chính là nấc thang cho sự nghiệp họ Trần sau này. Ông được giao làm thư ký tại toà bố phụ trách điền điạ “ giống mấy anh ở sở nhà đất ngày nay” . Và ngươì ta nói rằng : Của cải vật chất bắt đầu từ tiền ăn hối lộ”. Chính vì thế ông Bá Hộ Bì trong vùng thấy Trạch có cái thế rất vững về điền điạ nên đã gả con gái mình là bà Phan thị Muồi cho Ông Trạch. Bá hộ bì có 7 bà vợ , khi chia gia sản không ai chu chí làm ăn, vì thế mọi tài sản từ từ rơi vào tay Trần Trinh Trạch do ông là người cho vay !

Năm 1933 khủng hoảng kinh tế thế giới và Tư Bản, Người Pháp rất cần những người ờ nước thuộc điạ đóng góp vật chất, ông Trạch đã ủng hộ nước Pháp một khoản tiền to tới cỡ mẫu quốc tặng ông Ngũ Đẳng Bội Tinh .Khi ông Trạch đeo vào thì cả Tỉnh Trưởng, Thầy Đội Pháp cũng phải nghiêm chào! và Ông có thể họp với toàn quyền Đông Dương bất kể lúc nào . Ông có 7 ngưòi con gồm

- Trần Trinh Đinh 1896

- Trần Trinh Huy 1900

- Trần Thị Huệ 1902

- Trần Thị Thu 1904

- Trần Thị Đông 1906

- Trần Thị Dày 1911

- Trần Trinh Khương 1914

Chân Dung Công tử:

Trần Trinh Huy còn được gọi là “ Ba Huy”, Hắc Công tử vì do nuớc da ngâm đen, phân biệt với Bạch Công tử là con ông Đốc Sàng , da trắng cũng ăn chơi khét tiếng!

Hậu Giang có Hắc Công tử thì Tiền Giang có Bạch Công tử!

Ba Huy tính khoáng đạt , không dè dặt và mưu toan gì cả! nếu trong mắt giang hồ tứ chiếng Ba Huy là ngon nhất Nam Bộ thì Người Pháp nể Ông vì có vợ Pháp và mướn luôn cà người Pháp làm công trong nhà!

Vợ chính thức cuả BA Huy là Ngô Thị Đen con Ông Bá Hộ Mín , sau này sinh cho Ba Huy một người con gaí là Trần Thị Lưỡng , Bà lấy Thư ký cuà vua Bảo Đại Sau này và người đời gọi là cô Hai Lưỡng.

Con rơi và vợ bé của Ba Huy thì đếm không hết và có rất nhiều gia thoại về việc này

Thuở nhỏ Ba Huy sống ở Bạc Liêu, lớnđi Du học Pháp 3 năm, Sau Cách mạng Tháng 8, ông lúc thì ở Bạc Liêu lúc ở SG, cuối đời sớng tại căn biệt thư trên đường Nguyễn Du cùng cô vợ rất trẻ

Vào Thập niên 30 công tử không đi thăm đất bằng ghe mà bằng “xe thể thao Mu Ruà, Máy bay “ Tin này làm trấn động cà nước, nên nhớ lúc đó cả VN chỉ có Vua Bảo Đại và Ba huy có máy bay riêng!....Giờ thì có Bầu Đức cuả Hoàng Anh

Ngoài bà vợ chính thức là Ngô thị Đen, ngưòi vợ không chính thức là- Cô vợ người Pháp khi Huy đi du học ( có một người con sau này làm phi công), các bà vợ khác ước chừng 5 bà, người phụ nữ cuối cùng sinh cho Ba Huy 4 ngưới con và ở với ông đến khi nhắm mắt xuôi tay là cô Ba, nhỏ hơn ông 40tuổi!

Một buổi chiều Ba Huy đứng trên ngôi biệt thự hóng gió bỗng thấy một cô gái gánh nước đi ngang, tâm thần ông bấn loạn, lúc này ông đã 60t. Anh cho người dò la và đến trực tiếp gặp bố cô gái làm nghề vá xe

“ Tôi thích con gái ông,nếu gả cho tôi , sẽ cho một căn phố lầu” Ông già đồng ý, thế là Công tử làm khế ước như đã hưá

Có lần công tử cưỡi ngưạ ra sở điền huyện Cổ Cò (Sóc Trăng ngày nay). Một ông già dắt một thằnng bé đến trước mặt, lột khăn và xá Ba Huy

“ Bẩm, nó là con cuả cậu BA”

Ba Huy Ngồi thừ ra , cố nhớ nhưng không sao nhớ được. Ông già kể:

“ Năm kia , cậu Ba đi cúng đình ở Hoà tú, có ghé vào nhà con, cậu thấy con gái con, kêu “ gả” thì cho luá và bãi nợ, thế là sau đó, con gái con có thai”

Ba huy ngồi thừ , cố nặn óc nhưng không nhớ hết, thế nhưng vốntính dễ dãi phóng khoáng không thể nhớ nổi nó nằm ở đâu trong trăm ngàn cuộc phongtình. Ba Huy cho ông già số tiền bằng 500 giạ luá và mua cho thằng bé chiếc xe đạp, dặn rằng khi nào khó khăn thì lên gặp tôi và phải cho thằng bé đi học!

Vao năm 1940, Ba Huy mở cuộc “ Đấu sảo sắc đẹp” là thi hoa hậu bây giờ. Tất cả người đẹp gần 50 người trong cuộc thi năm đó từ từ qua tay Ba Huy, ai có con thì Ba Huy nuôi hết và cho ăn học. Trong cuộc thi đó có bà D… rất được Ba Huy yêu và sinh cho ông 1 ngưòi con, chẵng may té sông chết năm 7 tuôỉ, Ba Huy vì thế Ba Huy nổi giận mà đuổi đi làng khác!.

SG những năm 1930 , về cờ bạc nổi tiếng có Đại thế giới, các khách sạn nhà hàng nổi tiếng như: Soái Kình Lâm,Nguyệt Tiên Cung,Bát ĐẠT, Continetal, Majestic

Bay huy lặn ngụp trong thế giới Gái, Tiền, Bài Bạc. Chuyện kể rắng Ba Huy vào đại thế giới đánh bài, trên chiếu có một người đàn bà trẻ cực kỳ sang và xinh đẹp là cô Ba Trà, từng là hoa khôi Nam Kỳ, 14 t bị mẹ gả cho Tây, rồi làm gái hạng sang, qua bàn tay đàn ông, nhung luạ đã biến cô BA thành một ngưòi tuyệt s ắc và từng trải. Để gây ấn tượng, Công tử Ba Huy chơi một cây bài giá trị 30.000 đồng, khi đập tay xuống bàn các conbài và tài phán đều sững sờ , lúc đó 1 giạ lúa có 1 đồng bạc , cái đập tay đó lập kỷ lục nghề cờ bạc ỡ Chợ Lớn

Nếu đeo chiếc nhẫn nhận hột xoàn của Bạch công tử Georges Phước sẽ không khỏi làm buồn lòng Hắc công tử Bạc Liêu. Nhược bằng đeo chiếc do Hắc công tử tặng sẽ làm mất vui người còn lại. Hay là đeo cả hai chiếc?

Không, Yvette Trà không chọn chiếc nào để đeo hết, mà cô đã "lạnh lùng" ném cả hai vào một cuộc chơi. Đó là trận bài bạc đỏ đen, cầm cố rồi bán tháo cả hai món quà kia, rốt cuộc trút sạch túi vào sòng bạc khét tiếng là "lò đốt tiền" của thầy Bảy Phương chỉ trong một đôi ngày sau đó. Cũng vậy, nhiều món quà có trị giá lớn do những tay chơi đa tình trong giới phong lưu Sài Gòn cũ tặng cho cô đã chóng "đến và đi" như đã kể. Mỗi lần đứng lên, phủi tay rời sòng bạc, cô Ba nói đại khái: tiền của như bụi đất - tình nghĩa mới thiên thu (chứ không phải thiên kim)! Vậy với cô, tình nghĩa khó quên nhất trong "tình sử" đời mình là ai? Đó là Toàn. Toàn, quê tận Phan Rang, sao lại có thể với tay hái lấy đóa hoa đẹp nhất Sài Gòn lúc ấy đang còn lăn lóc vô danh giữa đám "bụi hồng" trước khi nổi tiếng?

Để trả lời, hãy tạm lùi một chút, vào ngày bé Trà lên 9, ngoại mất, má đem Trà từ Cần Giuộc lên Sài Gòn, ở gần chợ Bến Thành trong một hẻm nhỏ đường D'Espagne (tức đường Lê Thánh Tôn ngày nay). Hằng ngày Trà bán chả giò kiếm chút tiền còm. Còn má Trà bán hàng rong trên chuyến xe lửa Sài Gòn đi Phan Thiết, người quen mặt thường gọi "bà Tám". Và "con bà Tám" (tức Trà) dần dà trở thành một thiếu nữ tuy không được học hành, không đủ tình thương che ấm, không có tiền bạc giắt lưng, nhưng có kho tàng vô giá do trời ban là nhan sắc và bắt đầu lộ những đường nét gợi cảm khi Trà bước đến tuổi 14. Ở tuổi này, cô như một đóa hoa hàm tiếu chưa kịp nở đã bị bướm ong trầm trồ, vây đón. Má Trà vội vã đem Trà gả cho một quan ba người Pháp tuổi đã trên 30 (lúc này Trà mới được đi học chút đỉnh). Rồi cuộc hôn nhân đầu đời ép uổng kia sớm tàn nhanh khi anh quan ba mãn hạn về lại Pháp ngay năm sau, không đoái hoài gì đến Trà nữa. Vậy là ở tuổi 15 Trà trải qua "một đời chồng", trở về ở với má, tiếp tục bán hàng rong cho đến ngày gặp Toàn.

Toàn là con trai cưng của một tỉ phú người Hoa, gốc ở Hải Nam. Ba Toàn đã có một đời vợ bên Trung Quốc, khi sang lập nghiệp trên đất Việt ông lấy thêm ba người vợ nữa, mỗi người có một cơ ngơi riêng không ai chịu "làm bé" ai. Một trong ba người ấy là má Toàn quê quán Quy Nhơn, chung sống với ba Toàn ở Phan Rang, chuyên nghề mua bán hải sản đắt tiền như yến sào, vi cá, bào ngư, với chi nhánh đặt tận Chợ Lớn nên Toàn ra vào thường xuyên.

Trong một chuyến đi Toàn tình cờ gặp Trà đang bươn bả ngoài phố đã ngẩn ngơ trước sắc đẹp của cô hoa khôi tương lai nên nhiều lần viết thơ tỏ tình nhờ người đưa tới. Nhận lá nào, Trà đều đưa má đọc, không giấu. Má Trà có lẽ dò hỏi biết gia thế của Toàn nên bà không ngăn cản và ngầm ý chấp thuận. Quá si mê Trà nên chỉ trong vòng đôi tuần sau cuộc gặp lần đầu, Toàn đã cùng ba má đem lễ vào Sài Gòn làm đám cưới với Trà. Trà lại sang ngang một lần nữa ở tuổi trăng rằm và theo chồng về Phan Rang ở. Chính những ngày tháng chung sống mặn nồng làm nảy nở trong Trà tình cảm "bền ghi như thiết thạch" với Toàn. Nhưng được hai năm, vốn con nhà giàu, được chiều chuộng nhất nhà, Toàn đi vào đường bồ bịch lăng nhăng, nay yêu người này mai thương người nọ làm Trà phát ghen. Can chồng mãi không được, Trà trốn đi, nhưng bị bắt về lại. Mẹ chồng của Trà người nhân hậu, đối xử tử tế, khuyên Trà không nên bỏ đi nữa. Trà cũng muốn thế, song nếp sống phong tình của Toàn vẫn không đổi nên cô viết thư cho má kể mọi chuyện.


Trước khi đeo đuổi Hoa khôi Trần Ngọc Trà, Hắc công tử có người tình trong thời gian du học bên Pháp (phải) và đứa con trai là kết quả của mối tình ấy (trái) - Ảnh tư liệu do anh Nhơn, con trai công tử Bạc Liêu cung cấp

Má Trà hồi âm gửi gia đình Toàn than nhớ con gái nên nhà chồng đồng ý để Trà về Sài Gòn thăm. Ra khỏi "chiếc lồng son" dè đâu Trà lại rơi vào cảnh cũ, lại bị má đánh đòn bằng củi gậy, dẫu đã "hai đời chồng" và đã lên 17. Trước tình cảnh đó, Trà muốn tìm về "mái nhà xưa" với Toàn. Cô lên tàu đến Phan Rang, nhưng bước lạc xuống ga Mường Mán, không tiền không bạc đành ghé ở tạm tại nhà một tài phú người Hoa đang trông coi chi nhánh của hãng buôn bên chồng. Hay tin, Toàn vào kiếm, mừng rỡ gặp mặt Trà, đưa Trà đi ăn tiệm và ra chợ mua một lượt 10 cây lãnh đen để Trà tha hồ may đồ mặc. Cử chỉ âu yếm và săn sóc của Toàn như muốn chuộc lỗi với người vợ trẻ. Rồi vợ chồng dắt nhau vô lại Sài Gòn xin má Trà bỏ qua chuyện lùng nhùng giữa họ, nhưng má Trà sẵn mối oán giận "hạng đàn ông đoản hậu" nên gạt phăng, dọa là:

- Nếu mày quay lại với thằng Toàn tao sẽ giết mày!

Thất vọng, Toàn để lại cho Trà đôi bông tai nhận hột xoàn rồi buồn bã quay về Phan Rang một mình. Sau này, khi kể cho một vị có tiếng trong làng văn Sài Gòn nghe, cô Ba Trà đã tự bạch: "Tôi gặp không biết bao nhiêu (người đàn ông) mà đếm, nhưng anh Toàn, tôi còn nhớ mãi không quên" - vì với Trà, đó là mối tình đầu đúng nghĩa. Và vị học giả nghe lời tự bạch kia chính là cụ Vương Hồng Sển - người tự nhận mình đã say mê cô hoa khôi Trần Ngọc Trà từ lúc còn học trường Chasseloup Laubat (nay là trường Lê Quý Đôn) ra sao? (Còn tiếp)

  • giatộc Nguyễn