*** Chúa tôn vinh người Cha trên con cái, củng cố quyền Mẹ trên đoàn con - ( Đức huấn ca 3.2 )*** - *** Người làm rạng danh Cha sẽ trường thọ, kẻ làm hài lòng Mẹ là thuận ý Chúa. - ( Đức huấn ca 9,6 )***
Đôi lời phi lộ
Internet phát triển làm không gian thu ngắn lại, và con người trở nên gần gũi với nhau hơn, giúp tình gia đình , tình gia tộc gắn bó với nhau hơn qua các website,hay đúng hơn là các trang blog. Nơi đây chúng ta có thể gặp gỡ nhau qua các hình ảnh, hay trao đổi tâm tình , có thể nêu những quan điểm chung, hay thì thầm nhỏ to với nhau, nhắc nhớ nhau và tham dự những ngày đáng nhớ trong năm v.v...Để nội dung trang blog được phong phú và nhiều bổ ích , mỗi thành viên trong gia tộc hãy là những blogger, những nhiếp ảnh gia, những cây viết thường xuyên của trang giatocnguyen.
Mong thay!

Thứ Bảy, 28 tháng 11, 2009

Khai mạc Năm Thánh 2010 tại Tổng Giáo phận TP.HCM


I. Lời mở
Bầu khí linh thiêng, trang trọng của việc cử hành Năm Thánh tại Việt Nam đã trào dâng đến cao điểm vào tối 23.11.2009 và Thánh Lễ Khai mạc ngày 24.11.2009 tại giáo xứ Sở Kiện. Sở Kiện được xem như điểm khai mở kho tàng Ơn Thánh của Thiên Chúa, rồi từ đó chảy tràn đến 26 Giáo phận, len lỏi đến các giáo xứ, vào trong tâm hồn mỗi người con Chúa.
Trong tinh thần hiệp thông với 25 Giáo phận khác tại VN, Tổng Giáo phận TP.HCM hân hoan đón mừng sự kiện lịch sử này.
( đọc tiếp tại đây... )




Thứ Năm, 26 tháng 11, 2009

Thư Công Bố Khai Mạc Năm Thánh 2010 trong gia đình giáo phận

Thư Công Bố Khai Mạc Năm Thánh 2010 trong gia đình giáo phận
(Đọc trước Thánh lễ khai mạc Năm Thánh tại các nhà thờ, nhà nguyện trong GP)
Kính gởi anh em linh mục, anh chị em tu sĩ, giáo dân trong gia đình giáo phận
Anh chị em rất thân mến,
Vào dịp khai mạc Năm Thánh 2010, kỷ niệm 350 năm thành lập hai địa phận Đại diện Tông toà "Đàng Ngoài và Đàng Trong", và 50 năm thiết lập Hàng giáo phẩm Công giáo Việt Nam, chúng tôi xin gửi đến mọi người trong gia đình giáo phận lời chào thân ái, cùng với lời chức mừng của Bộ Phúc Âm hoá các Dân tộc, và lời chúc lành cùng nhắn nhủ của Đức Thánh Cha Bênêđitô XVI gởi Đức Cha Chủ tịch HĐGMVN, ngày 17.11.2009.
...Mở đầu Năm Thánh vào dịp cử hành lễ kính 117 vị thánh Tử Đạo Việt Nam, Giáo Hội tại Việt Nam muốn nhắc nhớ mọi thành phần Dân Chúa Việt Nam tưởng niệm công ơn ông bà tổ tiên cùng các tiền nhân và chứng nhân đức tin trên đất nước Việt Nam, để kín múc từ tấm gương anh dũng trung kiên của các ngài một nghị lực mới giúp chúng ta trung thành với đức tin và nhiệt tâm làm chứng nhân Tin Mừng Đức Giêsu Kitô...
...Năm Thánh là thời điểm chứa chan ân sủng, thuận lợi cho việc hoà giải với Chúa và với mọi người anh em đồng đạo, đồng bào và đồng loại. Trong ý hướng đó, chúng ta hãy nhìn nhận những sai sót trong quá khứ cũng như trong hiện tại, và xin Chúa cùng mọi người rộng lòng từ bi hỷ xả thứ tha... Đồng thời, chúng ta hãy quyết tâm củng cố tình hiệp thông huynh đệ nhằm góp phần phát triển một cộng đồng dân tộc sống trong chân lý và tình yêu, bằng con đường đối thoại trong sự tôn trọng lẫn nhau và hợp tác xây dựng một xã hội công bằng, liên đới và bình đẳng.
Năm Thánh cũng là thời gian đặc biệt làm mới công cuộc loan báo Tin Mừng để chúng ta ngày càng trở nên một Giáo Hội của Hiệp Thông và Sứ Vụ. Chúng tôi ước mong mọi người, mọi gia đình, mọi cộng đoàn tín hữu trong Thành phố này, chung sức cùng nhau viết lại định nghĩa "Đạo Chúa là Đạo Yêu Thương", "người công giáo là người ý thức được Chúa yêu thương, đồng thời là người biết yêu thương mọi người anh em đồng đạo và đồng bào", vì tất cả là con một Cha, là anh em một nhà. Chúng ta hãy quyết tâm trong thời gian tới cùng nhau ghi lại định nghĩa đó vào trong cuộc sống xã hội cùng truyền thống văn hoá lành mạnh của dân tộc chúng ta.
Chúng tôi xin kết thúc lá thư này bằng lời nguyện của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI: "Khấn xin Thiên Chúa soi sáng và hướng dẫn anh em Giám mục - cùng những cộng sự của mình - trở nên những mục tử theo gương Chúa và Thầy của chúng ta, hiến mình cho việc chăm sóc, ủi an, chữa trị đoàn chiên Chúa trao, cùng can đảm và kiên trì làm chứng cho tình yêu cứu độ của Chúa chúng ta"...
"Nguyện xin Đức Mẹ La vang, người Mẹ thân thương đối với các tín hữu Việt Nam, đồng hành cùng mọi người với tấm lòng hiền mẫu, xuyên suốt Năm Thánh này".
Với tâm tình cảm mến tạ ơn cùng cầu khẩn Thiên Chúa là Cha giàu lòng từ bi xót thương, chúng tôi xin công bố khai mạc Năm Hồng Ân 2010 trong gia đình giáo phận vào thời điểm Thánh lễ hôm nay.
Gioan B. Phạm Minh Mẫn + Phêrô Nguyễn Văn Khảm
Giám mục của anh chị em


CHƯƠNG TRÌNH LỄ KHAI MẠC NĂM THÁNH TỔNG GIÁO PHẬN TP. HCM
TỐI THỨ SÁU 27-11-2009 TẠI TRUNG TÂM MỤC VỤ TGP
 

 18:30 - 18:45 :   Đón tiếp – Ổn định – Tập hát (điệp khúc).
18:45 - 19:00 :   Emmanuel, Hiệp thông Năm thánh (Lửa Hồng)
* Đón tiếp Đức Hồng Y, Đức Cha Phụ tá, Cha TĐD, Đại Diện, Hạt Trưởng, Quan khách
I. DIỄN NGUYỆN
19:00 - 19:05 :   Hãy đi rao giảng Tin Mừng (Hoạt cảnh - Salesian)
19:05 - 19:10 :   Nhìn lại lịch sử - phần một (10')
                         Tin Mừng đến Việt Nam (video clip)
19:10 - 19:15 :   Những Bước Chân Nở Hoa (Hợp Xướng – Cha Duy)
19:15 - 19:20 :   Nhìn lại lịch sử - phần hai (10')
                         350 năm Đàng Trong (1659) & 165 năm Tây Đàng Trong (1844)
·        GP.Đàng Ngoài & GP.Đàng Trong (1659)
Điểm qua các vị coi sóc GP. Đàng Trong và dừng lại ở ĐGM Lâm Bích
·        GP. Đông Đàng Trong & GP Tây Đàng Trong (1844)
Điểm qua 9 vị Đại diện Tông tòa của Tây Đàng Trong (1859-1960) và dừng lại ở chứng từ của Đức Cha Ngãi
·        Điểm qua 8 vị tử đạo & dừng lại ở Philipphê Minh
19:20 - 19:25 :   Cộng đoàn hát và làm cử điệu bài Nghĩa Nặng Tình Sâu (Cha Tiến Lộc)
19:25 - 19:30 :   Nhìn lại lịch sử - phần ba (10')
                         50 năm thiết lập HGPVN & TGP Sàigòn (1960-2010)
·        Thiết lập Hàng Giáo Phẩm, ba tổng giáo phận và các giáo phận mới
·        Các vị giám mục coi sóc Tgp Sàigòn
·        Vài cơ sở & số liệu
19:30 - 19:35 :    Cộng đoàn hát: Dân Chúa Tạ Ơn (giới trẻ minh họa)
·        Quý cha mặc alba & stola (xin quý cha đem theo alba và stola đỏ)
·        ĐHY, GM & Hạt Trưởng mặc lễ phục đỏ đi kiệu và ngồi trên khán đài
II. THÁNH LỄ
19:35 - 19:50 :    Tôn vinh các bậc tiền nhân (15')
Điểm qua 8 vị thánh tử đạo ở GP Tây Đàng Trong (1847-1861) trong khi cung nghinh xương thánh Philipphê Minh lên khán đài trên nền nhạc bài Kìa Ai Ánh Hồng (Vinh Hạnh)
Xông hương và tiến hoa
Cộng đoàn hát: Tiếng Nhạc Oai Hùng (Hải Linh)
19:50 - 20:00 :     Thanh tẩy ký ức (10')
Gợi ý sám hối theo ba lãnh vực GH mầu nhiệm – hiệp thông – sứ vụ
với hình ảnh minh họa và lơi khẩn nguyện "xin Chúa thương xót"
20:00 - 21:00 :     Thánh Lễ: PV lễ Các thánh Tử Đạo VN (60')
                        Nghi thức đánh trống - thắp lửa & công bố khai mạc Năm Thánh
                        Cộng đoàn hát: Halleluia, Hát lên mừng Chúa! &
Hát Vinh Danh
                        Phụng vụ Lời Chúa & Phụng vụ Thánh Thể & Kinh Năm Thánh
Phổ biến chương trinh Năm Thánh – Video Clips: Các nơi hành hương.
Phép lành ban ơn toàn xá.

 nguồn : TGP TP.HCM

Thứ Năm, 19 tháng 11, 2009

Nên bỏ thói quen thích ăn cơm tấm bì!!!

Đây là ý kiến phỏng theo :

Nói đến cơm tấm, chúng ta hình dung ngay đến hình ảnh miếng sườn nướng nghi ngút khói thơm lừng, cọng bì trắng và dài, miếng chả mềm mại được cắt thật đều và khéo hay cái trứng vàng ươm bên cạnh những miếng mỡ hành thật quyến rũ. Thực khách cùng ngồi thưởng thức trên những chiếc ghế nhỏ, thấp, được đặt san sát vào nhau quanh những chiếc bàn đơn sơ, cũ kỹ… Vậy đó, cơm tấm đã mang trên mình những hình ảnh bình dị như thế từ rất lâu!

Ngày nay cái mộc mạc, dung dị ấy rất có thể không còn phù hợp với cuộc sống hiện đại, khi mà nhu cầu về vệ sinh, an toàn thực phẩm, không gian thưởng thức… luôn song hành cùng nhu cầu về chất lượng. Dưới đây là hình ảnh món bì của cơm tấm.

Bì lợn nguyên liệu trước khi chế biến được chất đống, đặt luôn dưới nền đất.
Số khác ngả màu bốc mùi hôi vì bắt đầu bị phân hủy.
Sau khi được lấy mỡ thừa, bì được luộc và ngâm vào ôxy già đồng thời tẩy trắng bằng hóa chất công nghiệp.
sasasasa
Thùng ngâm cáu bẩn, bốc mùi hôi thối.
Nồi luộc bì đặt luôn ngoài trời, cạnh bãi rác.
Khung cảnh khu vực ngâm bì lợn
Số khác được phơi khô luôn trên bãi rác.
Sau khi xử lý, bì được đưa vào máy cán sợi.
Sau khi thành sợi, bì được ngâm một lần nữa vào ôxy già và hóa chất để tẩy trắng và khử mùi.
Và thành phẩm.
Trở thành món ăn tại một quán cạnh nơi sản xuất.

quá sợ !!!

Thứ Ba, 17 tháng 11, 2009

Thứ Năm, 5 tháng 11, 2009

Thứ Ba, 3 tháng 11, 2009

mung le bon mang : thanh Martino de pores

Thánh Martino nêu gương huy hoàng của đức bác ái : Cầu cho chúng con. Chúc mừng lễ bổn mạng của Thịnh. Xin thánh nhân cầu bầu cho con và các bạn cùng nhận thánh Martino làm quan thày
Duy Cương

Thứ Hai, 2 tháng 11, 2009

Chúc mừng Lễ Quan Thày cháu Thịnh.

Ngày 3-11: Thánh Martinô De Porres, tu sĩ

Năm 1579 là niên biểu ghi nhớ ngày sinh ra của Martinô ở Lima, Pêru con của một người mẹ da đen và của một người cha hiệp sĩ và năm 1639 là niên biểu ghi nhớ ngày qua đời của thánh nhân. Sáu mươi năm giữa hai niên biểu này là khoảng thời gian Martinô tiến tới miền ánh sáng, trong sự khiêm tốn và hiến mình trọn vẹn để phục vụ các bệnh nhân. Cuộc tình của cha mẹ Ngài không suông sẻ lắm, vì màu da của mẹ Ngài đã đưa đến những hất hủi không những cho bà mẹ mà còn cho cả những đứa con xấu số của bà nữa.

Nhưng hoàn cảnh đen tối ấy, Martinô lại coi như nén bạc trao tay để Ngài sinh lời, thành bông hoa khiêm tốn tuyệt vời. Hồi còn là một thiếu niên, Martinô đã chứng tỏ lòng bác ái đấy khiêm tốn phục vụ của mình. Hôm ấy khi theo chị mang thức ăn cho gia đình, Ngài nghe thấy tiếng rên rỉ của một bà lão người da đỏ. Dừng lại Ngài kinh hãi khi thấy một người lính Tây Ban Nha đang hành hạ lão. Đầy thương cảm, cậu thiếu niên Martinô cúi xuống lão già người da đỏ. Nhưng ông thù ghét cự tuyệt:
   - Thằng nô lệ... mày đen đủi. Bọn da đen tụi mày là kẻ thù của dân da đỏ.

Nhưng người thiếu niên da đen này đã không bỏ cậu đi. Cậu nói chuyện với lão già da đỏ cách dịu dàng đến nỗi lão đã thú nhận là ba ngày rồi không ăn thứ gì vào bụng lại chẳng có con cháu gì cả. Martinô đã khóc và đưa tất cả thực phẩm cả ngày đã mua được cho lão già.

Vào thời đó, chỉ cần học một chút nghề cạo gió, cắt lể như Martino đã học thì đã được coi là đủ để chữa nhiều loại bệnh, nhưMartinô đã săn sóc các bệnh nhân. Và các con bệnh có thể là loài người hay loài vật, bởi vì mọi loài đau khổ đều có quyền được người bạn da đen này khiêm tốn tận tình săn sóc. Ngài đã chữa lành một con gà tây gẫy giò. Người ta còn nói rằng: Ngài đã làm cho nhiều con vật sống lại.

Vào tuổi 15, Ngài nhập dòng Đaminh như một thầy dòng ba. Thầy thích làm những việc khiêm tốn đến độ đã được biệt danh là "thầy chổi". Tại nhà dòng Đức Bà Mân Côi, Ngài vẫn tiếp tục nghề thuốc của mình với một đức ái nhẫn nại vô bờ, như là một y tá của nhà dòng. Ngài kín múc sức mạnh trong kinh nguyện và khổ hạnh, vừa dấu mình làm việc và lần hạt Mân côi, thức đêm để cầu nguyện rồi ngủ trên cái cáng dùng khiêng xác chết. Trong dòng Ngài cũng vẫn tiếp tục lấy tình yêu để đáp lại những bất công. Một bệnh nhân giận dữ với Ngài, nhưng Ngài đã êm ái nói với họ:
   - Anh giận dữ phải lẽ lắm, nhưng cơn giận có thể gia tăng cơn bệnh của anh. Hãy dùng món ăn anh thích này đi và tôi thoa bóp chân cho anh.

Ngài không hề bất nhân, nhưng lại càng lo lắng săn sóc nhiều hơn cho những người tỏ ra độc ác bất công như Ngài.

Martinô đã từ chối không lãnh chức linh mục để có thể tiếp tục làm đày tớ mọi người. Để thưởng lòng trong trắng, đức bác ái và sự khiêm tốn, Thiên Chúa đã ban cho Ngài ơn chữa bệnh, nói tiên tri và làm nhiều phép lạ. Ngài qua đời trong hương thơm thánh thiện năm 1639. Cuộc điều tra phong thánh cho Ngài đã sớm khởi sự từ năm 1657, nhưng mãi 200 năm sau, năm 1837, Đức Giáo Hoàng Grêgôriô XVI mới phong Ngài lên hàng chân phước và 100 năm sau nữa, ngày 6 tháng 5 năm 1962, Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII mới phong Ngài lên bậc hiển thánh. Hương thơm thánh thiện của Ngài quả là không thể tan loãng theo thời gian.



Ngày 2-11: Lễ cầu cho mọi tín hữu qua đời

Lễ cầu nguyện cho các linh hồn nơi luyện ngục do thánh Odilon khởi xướng vào thế kỷ XI và lan rộng rất nhanh. Sau đó, Giáo Hội đã ấn định lễ này vào ngày 2 tháng Mười Một mỗi năm.

Các linh hồn ấy đã qua khỏi đời này nhưng còn phải chịu thanh tẩy trong luyện ngục vì những thiếu sót của mình. Hôm nay các linh hồn nơi luyện ngục không còn tự lập công được nữa, nên chỉ mong vào lời cầu của chúng ta. Bởi thế, cầu nguyện cho các linh hồn nơi luyện ngục là một việc lành và có giá trị cứu thoát. Cầu nguyện cho các linh hồn còn là một bổn phận của chúng ta, vì biết đâu các linh hồn ấy bị giam cầm vì chúng ta. Các linh hồn cũng là những chi thể trong nhiệm thể Chúa Kitô. Cầu nguyện cho các linh hồn cũng là việc lợi ích cho chính chúng ta; vì khi nghĩ đến các linh hồn, chúng ta cũng tự kiểm điểm đời mình, và khi được về trời, các ngài sẽ không quên cầu bầu cho chúng ta.

  • giatộc Nguyễn