*** Chúa tôn vinh người Cha trên con cái, củng cố quyền Mẹ trên đoàn con - ( Đức huấn ca 3.2 )*** - *** Người làm rạng danh Cha sẽ trường thọ, kẻ làm hài lòng Mẹ là thuận ý Chúa. - ( Đức huấn ca 9,6 )***
Đôi lời phi lộ
Internet phát triển làm không gian thu ngắn lại, và con người trở nên gần gũi với nhau hơn, giúp tình gia đình , tình gia tộc gắn bó với nhau hơn qua các website,hay đúng hơn là các trang blog. Nơi đây chúng ta có thể gặp gỡ nhau qua các hình ảnh, hay trao đổi tâm tình , có thể nêu những quan điểm chung, hay thì thầm nhỏ to với nhau, nhắc nhớ nhau và tham dự những ngày đáng nhớ trong năm v.v...Để nội dung trang blog được phong phú và nhiều bổ ích , mỗi thành viên trong gia tộc hãy là những blogger, những nhiếp ảnh gia, những cây viết thường xuyên của trang giatocnguyen.
Mong thay!

Thứ Ba, 29 tháng 9, 2009

Ut Cao .

   Em con one more ngay  nua la duoc bay ve lai que huong  tham Me  va cac anh chi roi now em dang working  lunch nen em stop by the office to check  gia toc nguyen . Ben nay em rat la busy to work the both of jobs lam . Working  7days  a week  .nen  co dip  em xin nghi duoc , la book  ve may bay la bien lien .
   Em rat mung co cac anh  chi  va cac chau  ra don em 
                              .        Hen gap cac anh chi va cac chau vao dem ngay mai .

Thứ Hai, 28 tháng 9, 2009

Đón chú út Cao

Được thông tin Chú Út về thăm Mẹ, mẹ mừng lắm cứ nhắc suốt. Tối thứ Tư này 30/09/2009 anh chị em chúng ta sẽ đi đón Út Cao tại phi trường TSN . Xin mời anh chi em chúng ta và các cháu tập trung tại nhà Mẹ có xe chở đi ( xe chú Lưu 15 chỗ ) vào lúc22h00, xe sẽ lăn bánh 22h30 để kịp đón Út Cao đáp cánh lúc 23h10  cùng ngày
Anh Cương

Thứ Hai, 21 tháng 9, 2009

Mừng Lễ Quan Thầy Mathew ngày 21/09 An và Ơn

Nguyện xin Thánh Mathew gìn giữ chúng con!

Cháu Thái An cũng gửi lời cảm ơn các cô chú luôn luôn cầu nguyện cho Cháu An và Ơn trong ngày lễ Quan thầy này!

Chúc mừng Chú Út Cao sắp về thăm GĐ

Cháu NTA

Em ut cao .

     Em Ut Cao  ve tham Me  va cac anh chi . Arrival   at 23h10   on wed 30th, 2009   on Tan son Nhat Ho chi Minh City   South Vietnam .
     Xin chua  luon luon  chuc lanh   cho doi cha me cua con
     Cong on la nhu nui non ,duong nuoi con bao ngay vuong tron .
     Con khon lon len roi , ra di nho co on troi ., va on cha me , suot doi coi nhe kho dau
     .
   Vao ngay Chua nhat  4 thang 10 em ut Cao moi tat ca cac anh chi  xuong tham mo  va cau nguyen  cho  bo , ong ba , va tat ca moi nguoi than ,  Chua da goi ra khoi the gian ve voi chua .
   roi sau do xuong LongKhanh  tham co chu luong .
   va em se di qua Thailand 1 tuan , roi sau do  ,cung vao  ngay chua nhat,  xuong  tham cha chu Thiem , va em se vao tham nha dong duc me  dong   cong va cha Thiep  9 ( neu co cha Thiep o do     )
   Em just checked out my  job Bay  gio ben em  da khuya roi , , em gotta to go  tap the duc .
   Em Ut Cao .  
    


Ngày 21-9: Thánh Matthêu Tông Đồ- Chúc mừng lễ Quan Thày cháu An và cháu Matthew, con chú Út.


Thánh Matthêu là một người thu thuế trong thành Caphanaum nơi Chúa Giêsu sinh sống. Thánh nhân là người gốc Do thái nhưng lại làm việc cho người Rôma, lúc ấy đang cai trị những người Do thái. Vì lý do này, những người Do thái bản xứ rất căm ghét Matthêu. Họ không làm bất cứ thứ gì chung với "những hạng tội lỗi công khai" này, như những người thu thuế giống Matthêu vậy.
Thế nhưng, Chúa Giêsu lại không cảm thấy như vậy! Ngày kia, thấy Matthêu đang ngồi ở bàn thu thuế, Chúa Giêsu liền nói: "Hãy theo Ta!" Lập tức Matthêu bỏ lại tiền bạc và địa vị mà đi theo Chúa Giêsu, trở thành một trong số mười hai tông đồ của Người. Sau đó, Matthêu đã làm một bữa tiệc rất thịnh soạn để thiết đãi Chúa Giêsu. Ngài cũng mời các bạn bè cùng làm nghề thu thuế như ngài tới gặp Chúa Giêsu và nghe Chúa dạy bảo. Có vài người đã bắt lỗi Chúa vì Người dám đồng bàn với những người mà họ cho là "quân tội lỗi." Tuy nhiên, Chúa Giêsu đã có sẵn câu trả lời: "Những người mạnh khỏe thì không cần đến thầy thuốc; chỉ những người đau yếu mới cần thôi. Ta đến không phải để kêu gọi những người công chính, mà là để kêu gọi những người tội lỗi biết ăn năn hối cải" (Mt 9,12).
Sau khi Chúa Giêsu về trời, thánh Matthêu đã ở lại Palestina. Thánh nhân lưu lại đó ít lâu và rao giảng cho dân chúng nghe biết về Chúa Giêsu.
Chúng ta rất quen thuộc với sách Tin mừng theo thánh Matthêu, cuốn sách mô tả câu chuyện về cuộc đời của Chúa Giêsu và những điều Người dạy. Tin mừng này được linh hứng và được đặt tên là Tin mừng theo thánh Matthêu, nhưng chúng ta không chắc là thánh Matthêu có thực sự là tác giả viết đã cuốn sách này hay không. Trong sách Tin mừng theo thánh Matthêu, Chúa Giêsu được trình bày cho những người bản xứ Do thái như là Đấng Mêsia mà các ngôn sứ đã tiên báo là sẽ đến để cứu giúp chúng ta.
Sau khi rao giảng Tin mừng cho nhiều người, thánh Matthêu đã tử đạo để làm chứng cho đức tin ngài rao giảng.
Nguồn: tinmung.net
Chú Cảnh.

Thứ Tư, 16 tháng 9, 2009

Chia se thong tin

Đọc thông tin "Hài cốt 200 tuổi còn dính máu " do chú Cảnh collection, anh có một thông tin muốn chia sẻ: Anh nhớ hồi còn nhỏ ở Tân Mai với ông bà Ngoại 1958-1959 , một hôm bà ngoại dẫn anh xuống giáo xứ Bình Đa (Tam Hiệp) thăm cha già Tú. Cha lấy hòm xương Thánh Đa minh Mạo cho bà và anh xem ( hồi đó giáo dân không được sờ vào xương thánh đâu )cha nói với bà rằng : Sao xương Cố Thánh toàn máu tươi thấm vào khăn trắng bọc ở ngoài, thật là lạ và cha mở ra cho xem. Hòm xương Thánh là hòm chúng ta vẫn thường thấy hôm rước kiệu lễ giỗ Cố Thánh hằng năm đấy, anh nhớ là một hay là hai lóng xương tay được bọc trong khăn màu trắng từng lóng một, cha mở từng xương ra cho coi, xương thì không dính máu nhưng được thấm vào khăn và thấm nhìêu chứ không phải ít vì anh thấy khăn bằng loại dày và cuốn hai, ba lớp. Cha mở ra cho coi xong cho cuốn lai như cũ bỏ vào hòm và cất lại lên bàn thờ. cha cứ nói đi nói lại lạ ghê, lạ ghê chắc phép lạ ( ý nói hiện tượng lạ )
Nhân đọc thông tin " Hài cốt " xin chia sẻ cùng Gia tộc Nguyễn
Duy Cuong

Chủ Nhật, 13 tháng 9, 2009

Đọc và tự nhận xét tùy theo nhãn quan của mỗi người.

10/09/2009 09:25:43

- Thông tin về bộ hài cốt của một giáo dân cách đây  gần 200 năm ở Nam Định, khi cất sang tiểu vẫn thấy xương dính máu đã khiến nhiều người hiếu kỳ không quản ngại đường xa, thậm chí cả từ trong Nam ra, tới chứng kiến thực hư.

Nhiều người còn đồn đại về khả năng "cầu được ước thấy" khi trực tiếp đến tận nơi, sờ vào nắp quan tài.

Để tìm hiểu thực hư, PV Bee đã về xã Trực Hùng (Trực Ninh, Nam Đinh) nơi hiện đang lưu giữ hài cốt không đầu giáo dân tên Phêrô Đỗ Tựu.

Mảnh vải gói hài cốt chữa bách bệnh?

Cách TP Nam Định khoảng 40 km, tại thị trấn Liễu Đề, ai cũng nghe nói về những đoạn cốt (xương) dính máu tươi của giáo dân này. Hơn thế, nhiều người còn tin rằng chỉ cần lấy được một mảnh vải gói cốt của người này thì có thể chữa khỏi nhiều bệnh.

Ô tô nối đuôi nhau
Ô tô nối đuôi nhau tới xem bộ hài cốt, náo động cả một vùng quê.

Bà Vũ Thị Liên, bán nước tại thị trấn Liễu Đề cho biết: "Cách đây gần hai tháng, người ta nghe tin đổ xô về cầu xin phù hộ mỗi lúc một đông, nhất là vào ngày cuối tuần".

Khi tới xã Trực Hùng, trước mắt chúng tôi là một dãy dài dằng dặc ô tô nối  đuôi nhau. Dù đã trưa nhưng vẫn còn rất nhiều người ở các tỉnh xa vừa tới. Đa số mọi người đến đều mua một vật gì đó (có thể là chai nước, bó hoa, khăn mặt, khăn tay hoặc bất cứ thứ gì có trên người) rồi vào nhờ người xoa lên nắp quan tài đậy kính. Có người còn xoa mũ bảo hiểm lên nắp quan tài  với ý muốn đi đường tránh được tai nạn.

Nhiều người có bệnh chữa lâu năm không khỏi bỏ cả bệnh viện về đây cầu khấn. Anh Nguyễn Thế Thắng ở xã Quang Vinh (huyện Ân Thi, Hưng Yên) từ sáng sớm đã đưa đứa con thứ ba bị liệt hai chân tới đây. "Cháu sinh ra được 6 tháng thì tôi phát hiện ra cháu bị bệnh, điều trị ở Viện Nhi ba năm rồi cũng không giảm. Tôi từng đưa cháu sang cả Nhật để chữa cũng không ăn thua. Nghe ở đây chữa bệnh thiêng lắm nên tôi đưa cháu tới và tin là có thể khỏi được".

Bị hành quyết từ thời vua Tự Đức

Theo ông Bùi Công Thụ - Chủ tịch Hội đồng giáo xứ Lác Môn của xã Trực Hùng, giáo dân có tên Phêrô Đỗ Tựu cùng 7 giáo dân khác sống vào khoảng những năm 1838 -1867, thời vua Tự Đức.

1.jpg 2.jpg
3.jpg
Hình ảnh bộ hài cốt trong quan tài và người dân hiếu kỳ.  Ảnh: X.Trung

Lúc đó, những người theo đạo được coi là "trái với tự nhiên" (theo tuyên cáo của vua Tự Đức), nên sẽ bị hành quyết (chém nửa người, chém đầu), ông Đỗ Tựu cũng nằm trong số những người xấu số đó.

Sau khi bị chém đầu, ông và 4 người khác được chôn cất tại xã, cho tới năm 1958, hài cốt các ông được bốc sang Đài (mộ chôn tập chung) nhưng không mở quan tài. Cho tới ngày 4/7/2009, 5 ông được sang cất để chôn riêng.

Nhiều người chờ đợi bên ngoài chờ tới lượt
Nhiều người chờ đợi bên ngoài chờ tới lượt được vào tận mắt chứng kiến hài cốt của ông Đỗ Tựu.             Ảnh: X.Trung

Trong quá trình bốc hài cốt, duy chỉ có hài cốt ông Đỗ Tựu là có biểu hiện lạ thường, các đốt xương dính máu và được sang cất riêng với mục đích để cho người theo đạo tới cầu nguyện.

Bên trong quan tài ông Đỗ Tựu, sau khi mở nắp thì không thấy đầu mà chỉ thấy một hộp nhỏ, nhiều người cho rằng trong đó là xương đầu nhưng khi mở thì chỉ thấy nhiều đoạn xương nhỏ có dính máu. 

Những hiện tượng này hiện chưa lý giải được.

Dịch vụ ăn theo mọc như nấm

Ăn theo dư luận, nhiều người dân trong xã Trực Hùng đã mở  hàng loạt hàng quán hai bên đường dẫn vào trụ sở UBND xã để kinh doanh. Nhiều tệ nạn như cướp giật, móc túi cũng đã diễn ra.

Nhiều người cọ mũ bảo hiểm lên quan tài
Nhiều người cọ mũ bảo hiểm lên quan tài để khỏi tai nạn. Ảnh X.Trung

Đường dẫn vào sâu trong xã hiện đã ngập trong rác, dịch vụ ăn uống mọc lên như nấm ngay cạnh cổng nhà thờ. Việc mất trật tự, ùn tắc giao thông thường xuyên diễn ra, nguyên nhân chủ yếu do các chủ quán bày bán ngang nhiên hàng thờ cúng giữa đường.

Ông Hoàng Tiến Trung - Trưởng công an xã Trực Hùng cho biết: "Về công tác đảm bảo an ninh trật tự, chúng tôi vẫn thường xuyên nâng cao cảnh giác, đề phòng những kẻ lợi dụng cơ hội để tuyên truyền kích động nhân dân. Hai tháng qua, có rất nhiều người các nơi tới cầu nguyện".

Trao đổi với chúng tôi, ông Đỗ Mạnh Hùng - Chủ tịch UBND xã Trực Hùng khẳng định, việc chữa bệnh ở đây chỉ là tin đồn. "Có mấy người trong miền Nam cũng gọi điện ra cho tôi hỏi có đúng như thế không và đòi ra tận đây".

  • Xuân Trung
Đọc thêm để tham khảo thôi, còn lại...tự nhận xét

Hài cốt 200 tuổi dính máu: Chết uất ức nên xác khó tiêu ?!?!?!
10/09/2009 15:58:30

- Trao đổi với PV Bee, ông Nguyễn Phúc Giác Hải, Trung tâm tiềm năng con người, Liên hiệp các Hội KH&KT VN cho biết: trường hợp này không phải là hiếm gặp trong lịch sử và hoàn toàn có thể lý giải cả về góc độ khoa học và tâm linh.

Thưa ông, một bộ hài cốt được chôn cách đây gần 200 năm mà khi sang cất tiểu thấy xương vẫn còn dính máu tươi thì có phải là hiện tượng kỳ dị không?

Hoàn toàn không. Lịch sử đã từng ghi nhận những trường hợp tương tự như vậy. Ví dụ, thời vua Lê Chiêu Tông sang Trung Quốc, vua Càn Long coi kinh chỉ tiếp Quang Trung mà bỏ rơi Lê Chiêu Tông nên ông này uất hận đến chết. Sau này cải mả, mặc dù xương cốt của Lê Chiêu Tông đều tan rã hết nhưng trái tim thì vẫn còn máu tươi nguyên. Điều này đã được chính sử ghi chép cẩn thận. 

Hoặc như vụ nhà sư Thích Quảng Đức tự thiêu ngày 11/6/1963 để phản đối chính quyền Ngô Đình Diệm đàn áp Phật giáo cũng cho thấy, xương thịt ông cháy thành tro nhưng trái tim thì vẫn còn nguyên.

Một ví dụ dễ nhận thấy nhất là trường hợp thoát xác của hai nhà sư ở Chùa Đậu. Hai vị sư này chết rồi nhưng cả xương cốt và trái tim vẫn còn nguyên dù trải qua hằng trăm năm nay. Các nhà khảo cổ đã chứng minh được điều này bằng việc chiếu X- quang. Đó là những câu chuyện lịch sử có thật.

Còn truyền thuyết cũng có kể về câu chuyện chàng Trương Chi, vì bị cô gái con quan từ chối do  hình hài quá xấu, nên khi chết, trái tim chàng biến thành khối ngọc. Khối ngọc này sau được đúc thành chiếc cốc, mà mỗi lần cô gái rót nước, đều hiện hình một chiếc thuyền, chỉ có giọt nước mắt nàng nhỏ xuống, hình ảnh đó mới mất đi.

Như vậy, cả nhân chứng lịch sử và truyền thuyết đều ghi nhận hiện tượng xác thịt còn nguyên khi đã chết.

Dưới góc nhìn của người chuyên nghiên cứu về ngoại cảm và tâm linh, ông nhận định sao về những cái chết như thế này?

Đúng là những cái chết này có một đặc điểm chung: đó là chết trong sự uất ức. Ví dụ như trường hợp hài cốt không đầu giáo dân tên Phêrô Đỗ Tựu ở xã Trực Hùng (Trực Ninh, Nam Định) mà báo đã đưa thì cũng là bị xử trảm, chết trái với tự nhiên.

Chẳng thế mà truyện Kiều đã có câu: Nợ tình chưa trả cho ai/ Khối tình mang xuống tuyền đài chưa tan. Ý chỉ, khi tâm tư bị ức chế, ấm ức, thậm chí là uất hận, thì không thể nguôi ngoai, đến cả thể xác và tâm hồn.

Còn về lý giải khoa học đơn thuần thì sao thưa ông?

Một khi con người chết trong sự uất ức, thậm chí là quá uất ức, thì cơ thể họ phát sinh ra luồng từ trường. Dòng từ trường này bao bọc cơ thể nên dẫn đến việc khó tan xương, thịt.

Có trường hợp còn nguyên cả thịt, xương và máu tươi

 

Mô tả ảnh.
PGS.TS Nguyễn Lân Cường.

PGS.TS Nguyễn Lân Cường, Viện Khảo cổ- người tham gia trực tiếp vào cuộc khai quật xác hai nhà sư ở Chùa Đậu cho biết:

Rất có thể, trường hợp hài cốt không đầu giáo dân tên Phêrô Đỗ Tựu ở xã Trực Hùng (Trực Ninh, Nam Định) là được chôn theo kiểu ướp xác.

Đó là dạng chôn "trong quan ngoài quách". PGS Cường cho rằng, nếu đúng như vậy, thì ông đã từng gặp những trường hợp, cả thịt, xương còn nguyên máu tươi.

 Thu Ba (Thực hiện)



Thứ Ba, 8 tháng 9, 2009

GIÁO DỤC KITÔ GIÁO VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TOÀN VẸN

Ngày 9.9.2009
Kính gởi : Anh em linh mục,
               và anh chị em tu sĩ, giáo dân trong gia đình giáo phận
 
 
     1. Ngày 27.6.2009, Đức Thánh Cha Bênêđitô XVI nhắn nhủ các Giám mục Việt Nam hãy quan tâm giáo dục các kitô hữu nên người công giáo tốt để trở nên những công dân tốt. Ngày 7.7.2009, Đức Thánh Cha công bố Thông điệp "Bác Ái Trong Chân Lý". Ngày 8.7.2009, trong buổi triều yết giới thiệu Thông điệp cho nhiều ngàn người từ nhiều quốc gia trên thế giới, Ngài xác định Thông điệp phát xuất từ một đoạn văn trong thư Thánh Phaolô gởi giáo đoàn Êphêsô : "Sống trong chân lý và trong tình bác ái, chúng ta sẽ lớn lên về mọi phương diện, vươn tới Đức Kitô, vì Ngài là Đầu" (Eph 4,15). Đồng thời Đức Thánh Cha cũng khẳng định tình yêu trong chân lý là định hướng và là động lực cho sự phát triển toàn vẹn con người và toàn thể nhân loại. Phát triển toàn vẹn có nghĩa là phát triển về mọi phương diện thể xác và tinh thần, trí tuệ và tâm linh, phát triển trong mọi lãnh vực của cuộc sống, văn hoá và giáo dục, xã hội và truyền thông, y tế và từ thiện, kinh tế và chính trị.
     2. Đức Thánh Cha cũng lưu ý, trong tình hình thế giới hôm nay với những vấn đề nghiêm trọng và những khủng hoảng trầm trọng bao trùm phần lớn nhân loại trên hành tinh, công cuộc xây dựng cùng phát triển đất nước cũng như thế giới cần những con người không chỉ có kiến thức về khoa học kỹ thuật, song nhất thiết phải có cái tâm công minh chính trực, có lòng thành cùng quyết tâm phục vụ cho ích chung của cộng đồng dân tộc, cho công lý và hoà bình trong cộng đồng nhân loại. Nói cách khác, công cuộc xây dựng và phát triển trong mọi lãnh vực sống hôm nay, cần những con người không những có cái đầu đầy kiến thức thực dụng về khoa học kỹ thuật, song đặc biệt phải có tấm lòng đầy tình bác ái trong chân lý.
     3. Bên cạnh nền giáo dục chỉ truyền đạt kiến thức khoa học thực dụng, nền giáo dục chuyên làm cho tấm lòng đầy tình bác ái trong chân lý là điều thực sự cần thiết cho công cuộc xây dựng cùng phát triển một cộng đồng dân tộc có ý thức trách nhiệm phục vụ cho công lý và công ích, một cộng đồng dân tộc sống tình liên đới với xã hội loài người trong hoà bình và thịnh vượng.
     4. Giáo dục kitô giáo của Giáo Hội tại Việt Nam có nhiệm vụ tạo khả năng cho người công giáo Việt Nam từng bước có tấm lòng đầy tình bác ái trong chân lý như định hướng và động lực cho sự phát triển Giáo Hội cùng con người và đất nước Việt Nam hôm nay. Một mặt, mặc dù Giáo Hội tại Việt Nam chỉ là một nhóm nhỏ với 8% dân số Việt Nam, song có điều kiện sống liên đới với nhau. Mặt khác, mặc dù các sinh hoạt mục vụ thu hẹp trong khuôn viên cơ sở giáo xứ, cơ sở giáo phận, cơ sở dòng tu, song, ngoài những lớp và sinh hoạt giáo lý, cộng đồng dân Chúa vẫn có được tự do ít ra để làm hai điều tối cần sau đây. Một là tổ chức cùng nhau học hỏi Lời Chúa cùng giáo huấn của Giáo Hội về xã hội, trao đổi với nhau trong mỗi nhóm chuyên môn, nhằm rút ra những bài học thực hành cho từng lãnh vực phát triển con người và xã hội. Hai là cử hành Mầu nhiệm Thánh Thể, tôn thờ cùng chiêm ngắm Chúa Giêsu Thánh Thể. Nhờ đó, mọi người có thể nhận ra Chúa Giêsu Thánh Thể vừa là hiện thân tình yêu cứu độ của Cha trên trời, vừa là Thầy dạy con đường tình yêu như định hướng và động lực cho sự phát triển toàn vẹn nhân loại. Từ đó noi theo tấm gương Chúa Giêsu giáo dục các môn đệ của Ngài, cùng học tập phương hướng và phương pháp giáo dục của Ngài.
     5. Trong những tháng tới, mọi thành phần, mỗi giới, hãy dành thời giờ sử dụng tự do đó để học hỏi Thông điệp "Bác Ái Trong Chân Lý", và trao đổi nhằm cùng nhau tìm ra những bài học cho sự phát triển con người và xã hội. Trong lời chủ chăn này, tôi gợi ý cho mọi người, đặc biệt anh em linh mục, nhìn vào tấm gương giáo dục của Chúa Giêsu, để cải tiến công việc giáo dục đức tin của mình ngày càng thêm hiệu quả cho sự phát triển Giáo Hội cùng con người và đất nước Việt Nam. 
5.1 Chúa Giêsu vừa là Lời Chúa, vừa là Thầy dạy Lời Chúa. Ngài giảng truyền Lời Chúa như là ánh sáng chân lý soi dẫn đường đời cho các môn đệ, như là Lời yêu thương cảm hoá và đổi mới các ông, như là Lời Hứa thắp sáng niềm hy vọng kitô giáo nơi các ông. Từ đó, Lời Chúa, khi được con người đón nhận và mang ra thực hành, sẽ trở thành nền tảng cùng định hướng và động lực cho sự phát triển của họ.
     5.2 Qua tấm gương đời sống cầu nguyện, Chúa Giêsu dạy các môn đệ sống kết hợp và hiệp thông với Chúa Cha cùng Chúa Thánh Thần là cội nguồn sự sống, là suối nguồn tình yêu, và là nguyên lý cho tình liên đới cùng sự hiệp nhất trong gia đình, trong cộng đoàn cũng như trong xã hội. Từ đó, tìm gặp ánh sáng và sức mạnh cho sự phát triển con người cùng xã hội.
     5.3 Qua thái độ tự nguyện bước đi trên con đường thập giá dẫn đến Phục Sinh, cũng như qua hành vi tự hiến tế cùng tự hạ làm tấm bánh bẻ ra vì sự phát triển của nhân loại, Chúa Giêsu mời gọi các môn đệ bước đi trên con đường tình yêu cứu độ của Ngài như là định hướng và động lực giúp vượt qua tình trạng tội lỗi cùng sự dữ và sự chết, đồng thời tiến đến sự phát triển toàn vẹn và vững bền.
     5.4 Qua tấm gương sống dấn thân yêu thương đến cùng và khiêm tốn phục vụ cho sự phát triển con người, Chúa Giêsu Thánh Thể mời gọi các môn đệ mặc lấy tâm tình và tư tưởng, thái độ và hành vi yêu thương của Ngài, và bước đi trong đường lối yêu thương đến cùng của Ngài, nhằm đón nhận cùng chia sẻ cho mọi người sức sống và tình yêu của Chúa Giêsu Thánh Thể là quà tặng của Cha trên trời cho nhân loại. Với niềm hy vọng tình yêu cứu độ của Chúa Kitô sẽ mở đường cho nhiều người thành tâm thiện chí vượt qua lối sống theo văn hoá sự chết, để đi đến phát huy nền văn hoá sự sống và văn minh tình thương trong xã hội loài người hôm nay.
     6.  Trong thời gian qua, cùng các trung tâm đào tạo huấn luyện, các Ban Mục vụ giáo phận, các giáo xứ, các gia đình công giáo, các cộng đoàn kitô hữu, các đoàn thể tông đồ giáo dân, đã được tổ chức dần dần thành những ngôi trường giáo dục đức tin. Nay, mọi người có trách nhiệm giáo dục đức tin hãy nhìn lại công việc giáo dục của mình có theo định hướng Chúa Giêsu Thánh Thể đã mở ra là xây dựng cộng đoàn tín hữu thành gia đình Chúa, có cùng một lòng tin cậy mến, cùng một quyết tâm khiêm tốn phục vụ cho sự phát triển của mọi người. Cùng nhau thẩm định kết quả, và cải tiến mục vụ ngôn sứ, tư tế, và quản trị của hàng linh mục, nhằm mở đường cho người giáo dân tham gia xây dựng và phát triển Giáo Hội mầu nhiệm-hiệp thông-sứ vụ, là Giáo Hội sống hiệp thông với Chúa, với nhau và với mọi người, hiệp thông trong chân lý và tình bác ái của Chúa Kitô.
     6.1 Tại đa số giáo xứ, mỗi Chúa nhật có nhiều Thánh lễ, mỗi Thánh lễ dành cho một giới (thiếu nhi, giới trẻ, gia trưởng hiền mẫu...). Đa số các giáo xứ có từ 3, 4 đến 7, 8 ca đoàn, và có nhiều nhóm lễ sinh. Mỗi ca đoàn, mỗi nhóm lễ sinh phục vụ cho một thánh lễ. Dân số công giáo trong Thành phố là trên 650.000, và 90% đi lễ ngày Chúa nhật. Do đó ngày Chúa nhật, 200 nhà thờ lớn nhỏ trong Thành phố này đều đầy người dự lễ. Điều cần là các linh mục cùng các cộng sự có quan tâm tổ chức bữa tiệc thánh, tiệc Lời Chúa cũng như tiệc Thánh Thể, theo định hướng xây dựng và phát triển gia đình Chúa sống trong chân lý và tình bác ái. Việc tổ chức đó đòi hỏi phải chú tâm đến cách dọn bữa tiệc thánh cho thích hợp với tâm thức cùng trình độ văn hoá của con người hôm nay, cùng trung thành với những chỉ dẫn khôn ngoan của Giáo Hội về cử hành phụng vụ cũng như về hội nhập văn hoá trong mục vụ phụng tự. 
     6.2 Từ năm Thánh Thể 2005, có hơn 30 giáo xứ tổ chức chầu Thánh Thể suốt ngày. Gần đây, có hằng trăm nhóm giáo dân tự tổ chức giờ cầu nguyện trước Chúa Giêsu Thánh Thể, hoặc trước tượng đài Chúa hay Đức Mẹ. Điều cần là các linh mục có quan tâm hướng dẫn giáo dân biết cầu nguyện theo thể thức và định hướng cầu nguyện của Chúa Giêsu nhằm mở mang và phát triển Nước Chúa là Nước Chân Lý và Tình Yêu, đồng thời có giúp họ tránh chạy theo tính hiếu kỳ và tình cảm hẹp hòi, là những nguyên nhân dễ đưa đến bất đồng, chia rẽ, xáo trộn trong cộng đoàn.
     6.3   Các giáo xứ tổ chức các lớp giáo lý các cấp, trước hoặc sau Thánh lễ Chúa nhật. Gần như 100% trẻ theo học các lớp giáo lý đến khi lãnh bí tích Thêm sức, sau đó số % giảm dần. Điều cần là các giáo lý viên có quan tâm tạo điều kiện cho người trẻ thực hành Lời Chúa dạy, đặc biệt sống trong chân lý và trong tình bác ái đối với mọi người trong gia đình và xã hội.    
6.4 Khuyến khích gia đình, ngoài việc chuyên cần đi lễ Chúa nhật chung với nhau, hãy kiên tâm duy trì và cải tiến giờ kinh tối trong gia đình, nhằm tạo cơ hội cho gia đình phát triển thành cái nôi của sự sống và mái ấm của tình thương, thành ngôi trường đầu tiên giáo dục đức tin và thành trì bảo vệ đức tin như sức mạnh cho sự phát triển toàn vẹn của con em mình.
     6.5 Đối với 23 đoàn thể tông đồ giáo dân, ngoài việc tổ chức thánh lễ và cầu nguyện chung với nhau, các linh mục đồng hành có tạo thuận lợi cho họ tổ chức những nhóm nhỏ học hỏi Lời Chúa cùng giáo huấn của Giáo Hội về xã hội, chia sẻ cho nhau kinh nghiệm sống đức tin và giáo dục đức tin cho con em, nhắc bảo nhau thi hành sứ vụ yêu thương và phục vụ cho sự phát triển của mọi người quanh cận, đặc biệt người nghèo khổ. Có giúp họ khi tụ họp thì biết tránh chỉ chú tâm đến thời sự và phê phán thiếu tính mở đường và xây dựng.
     6.6 Trung Tâm Mục Vụ của giáo phận, sinh hoạt từ năm 2004, tổ chức các khoá học, tĩnh tâm, hội thảo, lễ hội, cho giới trẻ và các giáo lý viên, cho các Hội Đồng Giáo xứ cùng các đoàn thể tông đồ giáo dân, cho các giới và các gia đình, nhằm tạo cho họ khả năng và kỹ năng sống những giá trị nhân bản và đạo đức của Tin Mừng nhằm giúp người công giáo phát triển thành muối men và ánh sáng Tin Mừng trong xã hội hôm nay. Công cuộc giáo dục đức tin ở nơi này có góp phần mở đường cho người công giáo toả sáng chân lý và tình yêu của Chúa Kitô trong các lãnh vực của đời sống xã hội hôm nay. 
     6.7 Trung Tâm Văn Hoá Công Giáo, sinh hoạt từ năm 2005, có tạo cơ hội cho mọi người tìm gặp ngọn đuốc đức tin cùng niềm hy vọng kitô giáo của các tiền nhân cùng chứng nhân đức tin, soi sáng cho họ tiến bước trên con đường chân lý và tình yêu của Chúa Kitô.
     7. Ngoài ra, tình hình xã hội Việt Nam ngày nay đang chuyển biến. Việc đất nước mở cửa cho nền kinh tế thị trường cùng khuynh hướng toàn cầu hoá, đồng nghĩa với việc du nhập vào đất nước mình những giá trị mới, như chủ nghĩa thực dụng cùng chủ nghĩa cá nhân hưởng thụ duy vật chất. Trong đời sống xã hội hôm nay, những giá trị mới đó đang dần dần thay thế những giá trị Tin Mừng cùng truyền thống văn hoá lành mạnh của dân tộc, đồng thời đe doạ tàn phá mùa màng của các hạt giống ơn thánh, hạt giống ơn đức tin, ơn gọi linh mục, tu sĩ.
     8. Do tình thế đã đổi thay, nếp sống đạo và truyền thống đạo đức xưa nay, dù vẫn rất cần thiết, xem ra không còn đủ sức bảo vệ đời sống đức tin của nhiều người trẻ hôm nay. Tình hình này đòi hỏi mọi thành phần dân Chúa hãy cùng nhau thực hành lời Đức Thánh Cha Bênêđitô XVI nhắn nhủ dân Chúa tại Việt Nam như sau :
 (1) Chú tâm phát huy tình liên đới giữa mọi người cùng mọi gia đình, giữa các cộng đoàn tín hữu cùng các thành phần dân Chúa. Tình liên đới trong Chúa Giêsu Thánh Thể là sức mạnh giúp bảo vệ cùng phát triển đời sống tin cậy mến của cộng đồng dân Chúa. 
(2) Liên đới trong công tác mở rộng và nâng cao kiến thức đức tin cho mọi người, giúp cho mỗi người ý thức và quyết tâm bước đi trên con đường phát triển trong chân lý và trong tình bác ái của Chúa Kitô.
(3) Liên đới trong việc tổ chức mục vụ thích hợp nhằm chăm sóc các người trẻ hôm nay, đặc biệt là người trẻ di dân, người trẻ nạn nhân các tệ nạn xã hội cùng các bệnh tật thời đại.
     9. Công việc tổ chức mục vụ thích hợp đòi hỏi trước hết là học tập gương Chúa Giêsu Thánh Thể đồng hành, đồng cảm, quảng đại, bao dung đối với người trẻ, đem lại bình an cho họ, yêu thương và phục vụ cho sự phát triển toàn vẹn của họ. Mục đích là nhằm củng cố niềm tin của người trẻ, giúp họ cảm thấy Chúa thực sự yêu thương họ, và yêu thương tới cùng. 
     Duy chỉ có tình yêu của Thiên Chúa mới có sức cảm hoá và đổi mới con người, giúp người trẻ tái sinh thành con người mới, con người cùng với Chúa Kitô Phục Sinh sống đời sống mới, cùng với Chúa Giêsu Thánh Thể sống yêu thương đến cùng. Từ đó, sứ vụ yêu thương đến cùng và khiêm tốn phục vụ cho sự phát triển của mọi người anh em dần dần trở thành lẽ sống cho người trẻ hôm nay.     
Giáo dục đức tin cho người trẻ hôm nay sống bác ái trong chân lý còn là củng cố nền móng vững chắc cho sự phát triển vững bền của Giáo Hội cũng như của xã hội loài người.
 
 
Kỷ niệm 350 năm thiết lập Giáo Hội tại Việt Nam
với hai Giáo phận Đàng Ngoài và Đàng Trong
 
 
Gioan B. Phạm Minh Mẫn
Giám Mục của anh chị em

Chủ Nhật, 6 tháng 9, 2009

Nấu bếp Chủ nhật : Cơm rang tôm và măng tây

Công thức:
Nguyên liệu:

- 4 bát cơm nguội
- 1 bó măng tây tươi (khoảng 5-7 cây)
- 1-2 quả trứng
- 200g tôm xóc với 1 chút muối, hấp chín, bóc vỏ
- Gia vị, một chút dầu hào
- Dầu ăn
- Hạt tiêu xay

Cách làm:
Cơm nguội bóp cho tơi.  Có thể dùng một chút nước lạnh vẩy lên cho từng hạt cơm rời.  Lưu ý cơm để rang không dùng cơm nát.
Măng tây cắt bỏ phần già, thái vát thành từng miếng nhỏ. Luộc sơ với một chút muối, vớt ra rửa qua nước lạnh.  Để ráo.
Cho dầu vào chảo, trút cơm đảo đều, nêm gia vị, dầu hào.
Đập trứng vào chảo cơm, dùng đũa khuấy và đảo đều tay cho hạt cơm bám trứng.
Cho tôm và măng tây trộn đều.  Rang cơm trên lửa khoảng 5′.  Xúc ra đĩa/bát, rắc tiêu dùng nóng.

Cơm rang tôm và măng tây

* nguồn : Khai Tâm

giatoc-nguyen sưutầm

Thứ Tư, 2 tháng 9, 2009

Check out my photos on Facebook

facebook

Check out my photos on Facebook


Hi giatoc-nguyen,

I set up a Facebook profile where I can post my pictures, videos and events and I want to add you as a friend so you can see it. First, you need to join Facebook! Once you join, you can also create your own profile.

Thanks,
Duy

To sign up for Facebook, follow the link below:
http://www.facebook.com/

Em có sửa nội dung một chút, để không công khai địa chỉ post bài. Sorry. Canh

Thứ Ba, 1 tháng 9, 2009

Út Cao tâm sự.

Ngoc Nguyen :
Sáng mới về thăm mẹ, mẹ khỏe, hơi lẫn tí thôi, thấy mừng...Bây giờ mới cuối tháng 8, cụ đã bắt đầu lo chuyện giỗ Ông Ngoại và Bố... vào cuối...tháng 12 !!! Âu... cũng là niềm vui...của người già. Cầu xin cho mẹ khỏe.

Co khoe khong em ? Viet gi đi chứ.

Cao Nguyen :

Em did called Mom on last sunday va em nghe duoc her voice goi em ut oi ut cuoi nam . ve voi me di . Thay trong long em rat am ap vi em la dua tre tha huong , xa mai ap , va xa me nua .
Em ut Cao .

Cao Nguyen :
Chao anh . Em khoe . Que huong la gi ????????????????? Ai di xa phai nho nhieu ................ Tai vi que huong co Me , co cac anh chi em ..................... Mai ap gia dinh . Chim xa bay , con nho to am .............. Khon chi nguoi , toi lam ai oi !

  • giatộc Nguyễn