*** Chúa tôn vinh người Cha trên con cái, củng cố quyền Mẹ trên đoàn con - ( Đức huấn ca 3.2 )*** - *** Người làm rạng danh Cha sẽ trường thọ, kẻ làm hài lòng Mẹ là thuận ý Chúa. - ( Đức huấn ca 9,6 )***
Đôi lời phi lộ
Internet phát triển làm không gian thu ngắn lại, và con người trở nên gần gũi với nhau hơn, giúp tình gia đình , tình gia tộc gắn bó với nhau hơn qua các website,hay đúng hơn là các trang blog. Nơi đây chúng ta có thể gặp gỡ nhau qua các hình ảnh, hay trao đổi tâm tình , có thể nêu những quan điểm chung, hay thì thầm nhỏ to với nhau, nhắc nhớ nhau và tham dự những ngày đáng nhớ trong năm v.v...Để nội dung trang blog được phong phú và nhiều bổ ích , mỗi thành viên trong gia tộc hãy là những blogger, những nhiếp ảnh gia, những cây viết thường xuyên của trang giatocnguyen.
Mong thay!

Thứ Ba, 30 tháng 9, 2008

Tôi chờ và tôi đã đọc ! ( tiếp theo )

Bổ sung : bài này đọc trên net

MỘT SUY NGHĨ VỀ QUAN ĐIỂM CỦA HĐGMVN

Thời gian qua, chắc chắn rất nhiều người trong Giáo Hội và ngoài Giáo Hội, ở trong nước và ở nước ngoài nôn nóng chờ đợi một lập trường chính thức của các Giám mục Việt Nam về tình hình căng thẳng hiện nay liên quan đến vụ việc Toà Khâm sứ cũ (số 42 phố Nhà Chung) và giáo xứ Thái Hà (số 178, Nguyễn Lương Bằng) ở Hà Nội, nhất là khi biết Hội Đồng Giám Mục nhóm họp tại toà Giám mục Xuân Lộc từ 22 đến 26/9/2008. Thì đúng như chờ đợi, các Giám mục đã công bố bản “Quan điểm về một số vấn đề trong hoàn cảnh hiện nay”, đề ngày 25/9/2008.

Đó là những vấn đề nào? Trong phần I nói về Tình Hình, các Giám mục nêu lên ba vấn đề:

1. tình trạng khiếu kiện đất đai kéo dài và chưa được giải quyết thoả đáng, cũng như sự bất cập của luật về đất đai trước đà biến chuyển trong đời sống xã hội, dù đã được sửa đổi nhiều lần;

2. sự thiếu tôn trọng sự thật của các phương tiện truyền thông khi đưa tin về những vụ tranh chấp đang trong tiến trình giải quyết, do đó gây ra hoang mang và nghi kỵ. Nhìn bao quát hơn, sự gian dối đang tràn lan trong nhiều lãnh vực, kể cả lãnh vực giáo dục;

3. một số người có khuynh hướng sử dụng bạo lực trong tiến trình giải quyết những xung đột nói trên và nhiều vụ việc khác, và như thế, tạo thêm bất công trong xãhội.

Trong phần II nhan đề Quan Điểm, các Giám mục đưa ra những đề nghị cụ thể liên quan tới ba vấn đề nêu trong phần I. Ở đây tôi chỉ xin đưa ra một nhận xét chung trước khi phân tích kỹ hơn đề nghị thứ 1 về đất đai.

Chắc Hội Đồng Giám Mục đã khởi đi từ vấn đề rất cụ thể và nóng bỏng liên quan trực tiếp tới mình là vụ việc đất đai ở Hà Nội. Nhưng thay vì tập trung vào đó, các Giám mục đã nhìn rộng ra, đặt vấn đề riêng vào tình hình chung, có thể nói là nâng vấn đề lên ở mức cao hơn, và do đó các giải pháp đề nghị sẽ mang tính nguyên tắc để có thể giải quyết các vấn đề một cách lâu dài và triệt để, thay vì đối phó hoặc chỉ giải quyết lẻ tẻ từng vụ việc. Khi làm như thế, các Giám mục mong muốn góp phần mình vào việc việc “phát triển đất nước cách ổn định và vững bền”. Đây quả thực là một “quan điểm” rất hay vì qua vụ đất đai ở Hà Nội, chắc đã có nhiều người phê bình Giáo Hội ta chỉ loay hoay lo cho mình, và chỉ tỏ ra “dấn thân” khi quyền lợi của mình bị đe doạ. Trong các đề nghị của mình, các Giám mục vận dụng tới giáo huấn xã hội của Giáo Hội Công giáo.

Vì thế riêng về vấn đề đất đai, các ngài không có “ý kiến” trực tiếp về “trường hợp Hà Nội” mà đặt trường hợp này vào “tình trạng khiếu kiện đất đai kéo dài và [vẫn] chưa được giải quyết thoả đáng” tại nhiều nơi. Đất đai của các tôn giáo nói chung và đất đai của Giáo Hội Công Giáo nói riêng, cụ thể là Toà Khâm sứ cũ và giáo xứ Thái Hà cũng nằm trong tình trạng chung đó. Không có hướng giải quyết căn cơ vấn đề đất đai nói chung thì dù có giải quyết được một số vụ việc riêng lẻ nào đó, vấn đề tranh chấp khiếu kiện sẽ lại cứ nảy sinh. Chỉ cách nay mươi ngày thôi, khi đi ngang qua trước dinh Thống Nhất (dinh Độc Lập cũ), tôi còn thấy một số nông dân miền Tây căng biểu ngữ ngồi đòi “công lý” cho họ về chuyện đất đai.

Nguyên tắc căn cơ để giải quyết, theo các Giám mục, là sửa đổi luật đất đai trong tinh thần quan tâm tới quyền tư hữu của mọi người. Rõ ràng đây là điểm then chốt. Trong vụ việc ở Hà Nội, ta thấy quan điểm của chính quyền là: "đất đai là sở hữu chung của toàn dân và do Nhà Nước quản lý”, còn Toà Tổng Giám mục và Dòng Chúa Cứu Thế lại quả quyết rằng những khu đất liên quan là thuộc quyền sở hữu của mình. Nhà Nước nói: anh cần, anh cứ làm đơn xin, tôi sẽ cứu xét, không có vấn đề đòi trả lại vì theo luật pháp, anh đâu có quyền sở hữu đất đai! Rõ ràng hai quan điểm hoàn toàn đối chọi nhau, không có cách nào hoà hợp, trừ ra khi cố gắng giải quyết kiểu “thông cảm”. Khi HĐGM đưa ra đề nghị trên, tôi nghĩ các ngài đã nhấn mạnh mấy điểm sau đây.

Về thực tế, đất đai là vấn đề gây ra khiếu kiện nhiều nhất, vấn đề bức xúc nhất đối với người dân, cũng là lãnh vực xem ra có nhiều tiêu cực nhất và có nhiều cán bộ vào tù nhất. Về thực tế, còn có tình hình là Nhà Nước xem ra rất lúng túng, mỗi lần sửa đổi thì có ít nhiều tiến bộ trong việc đáp ứng tức thời tình hình xã hội lúc đó, nhưng ít lâu sau lại tỏ ra bất cập, không theo kịp biến chuyển trong xã hội. Có lúc, người ta đã từng nói tới giải pháp sổ xanh, sổ hồng bên cạnh sổ đỏ… Về thực tế, các Giám mục còn gợi ý rằng việc sửa đổi luật đất đai theo hướng nhìn nhận quyền tư hữu là một nhu cầu khi Việt Nam ngày càng hội nhập sâu hơn vào nhịp sống quốc tế, mà tuyệt đại đa số các nước đều nhìn nhận quyền này. Còn về nguyên tắc, quyền tư hữu đã được Tuyên ngôn nhân quyền của Liên Hiệp Quốc năm 1948, số 17, long trọng nhìn nhận là một quyền tự nhiên, một quyền của con người.

Dĩ nhiên vấn đề lớn nhất ở đây đối với Nhà Nước có lẽ là vấn đề nguyên tắc của riêng chế độ cộng sản: đất đai là của chung. Nhưng tôi xin mạo muội gợi ra vài ý để suy nghĩ.

Nói rằng nguyên tắc này thuộc về bản chất của chế độ nên không thể thay đổi, thì xin hỏi: tại sao có những nguyên tắc mà thời bao cấp, Đảng coi như “bất khả xâm phạm”, nhưng vào thời Đổi Mới vẫn được thay đổi để đáp ứng tình hình phát triển mới của đất nước. Một nguyên tắc rất căn bản của lý luận mác-xít là lấy thực tiễn làm tiêu chuẩn đánh giá chân lý (sự đúng đắn) của lý thuyết. Những thay đổi gọi là “đổi mới” nói trên đã chứng tỏ là đúng vì được thực tiễn xác nhận. Như thế, lý thuyết được đề ra không phải vì lý thuyết nhưng để phục vụ lợi ích thực tế của nhân dân, của dân tộc. Theo tinh thần của Marx, thì không có gì bất di bất dịch, kể cả tư tưởng của ông. Một nguyên tắc mà khi áp dụng cứ liên miên gây ra bất công và bất mãn nơi người dân như nguyên tắc về đất đai, hỏi có phải là một nguyên tắc được thực tiễn xác nhận không?

Tôi thiển nghĩ có lẽ do lòng khiêm tốn mà các Giám mục đã gọi các suy nghĩ của mình là “quan điểm”, nhưng cũng có thể coi đó là những lập trường. Dù sao chăng nữa, mấy đề nghị của các ngài là chân thành, tích cực và xây dựng, nếu được chính quyền quan tâm đúng mức, chắc sẽ góp phần vào sự phát triển đất nước ta bền vững, ổn định và mau lẹ hơn nữa.

Ngày 28.9.2008
Lm Nguyễn Hồng Giáo, OFM

Thứ Sáu, 26 tháng 9, 2008

Tôi chờ và tôi đã đọc !

Tôi chờ và tôi đã đọc Thư và Quan điểm của HĐGM-VN.
Xin mọi người hãy đọc và đừng kể như mình là người dửng dưng.
Thân ái.
Cảnh
TB : Đọc trong mục Liên kết : CG-VN ở bên trái trang này.

Thứ Hai, 22 tháng 9, 2008

Le quan thay Matthew

Lễ quan thày Matthew của Thái An bị ẩn vào ngày Chúa Nhật 21/09/08. Chúc mừng quan thày Thái An !. Xin thánh Matthew xưa đã bỏ mọi sự thế gian mà theo Chúa thì được trăm phần trọng hơn ,cầu bầu cho Thái An được nhiều ơn lành hồn xác
Ba mẹ : Kim Cương

Chủ Nhật, 21 tháng 9, 2008

Kính chào Bác Qúy đã ghé thăm blog và có bài viết cho chúng con.

Hân hạnh kính chào Cha Qúy đã ghé thăm blog và có bài viết cho chúng con.
Mong rằng chúng con sẽ nhận được bài viết của Bác hàng tuần.
Kính.

TB : mỗi người hãy đọc, suy niệm và tốt nhất nên có chia sẻ trên trang này.
GT-Nguyen.


chào gia tộc Nguyễn-lời chúa hàng tuần

HÃY ĐI VÀO VƯỜN NHO!


"Cả các anh nữa, hãy đi vào vườn nho!" (Mt 20, 7)

Lời mời gọi tha thiết trên của Chủ Vườn Nho không chỉ vang lên bằng lời nói mà Ngài còn thể hiện bằng hành động ân cần lo lắng với cả trái tim thổn thức, khi "vừa tảng sáng đã ra mướn thợ vào làm việc trong vườn nho của mình". Chưa hết, Ngài còn "trở ra vào khỏang giờ thứ ba", "khỏang giờ thứ sáu", rồi "thứ chín" và cả "giờ thứ mười một" nữa để biểu lộ tình cảm kiên trì gắn bó vượt trội của minh với những người mà Ngài tha thiết muốn kêu mời vào làm vườn nho cho Ngài.
Qua lời nói và hành động của Chủ Vườn Nho mà chính Chúa Giêsu diễn tả qua dụ ngôn Nước Trời, tôi lắng nghe được tiếng Thần Khí qua lời giáo huấn của thánh Grêgôriô Cả:
"Anh em thân mến, hãy lưu ý về cách sống của anh em, hãy nghiêm chỉnh xét xem anh em có phải là thợ làm vườn nho của Chúa không? Mỗi người hãy tự xét việc mình làm và nhận định xem mình có làm việc trong vườn nho của Chúa hay không?"
Nhờ tiếng thầm thĩ lắng sâu này mà tôi đã nhìn lại cuộc sống tâm linh của mình...
Năm năm qua, với bệnh tật chồng chất lên thân xác bệnh hoạn tật nguyền, nhiều người thân và bạn bè đã đặt vần đề về công ăn việc làm của tôi ra sao? Anh em đã nhìn tôi như một người thiếu thực tế trong cuộc sống hiện thực và chộp giật này. Phải "có thực mới vực đựơc đạo" chứ! Nhiều câu hỏi đúng với quan niệm thời kinh tế thị trường của con người. Tôi đã không đối đáp với họ bởi Thần Khí Lời Chúa luôn nâng đỡ ủi an tôi vì Chúa Giêsu đã trải qua những thời khắc như Ngài đã bộc bạch: "Những việc tôi làm, nhân danh Cha tôi, những việc đó làm chứng cho tôi." (Ga 10, 25
Thời gian miệt mài, âm thầm đi vào cầu nguyện Lời Chúa (lectio divina). Thời gian nhẩn nha, chậm rãi đi giúp chia sẻ Lời Chúa mỗi ngày trong suốt gần hai năm ròng rã. Rồi thời gian mới đây, được hơn hai năm, tôi tham gia chia sẻ cảm nghiệm Lời Chúa trên mạng. Những ngày tháng năm lặng lẽ này đã qua, chính vì sự hối thúc của lời réo gọi sâu thẳm của Chúa Giêsu qua dụ ngôn thợ làm vườn nho: "Cả anh nữa, hãy đi vào vườn nho!" (Mt 20, 7)
Tôi nghe được tiếng thầm thì nói với chính lòng mình bởi "vì không có ai mướn tôi", vì tôi đã không còn đủ sức khỏe để lao động tay chân và trí óc cho người khác. Hơn nữa, tôi đã nhận ra ý nghĩa tâm linh và tôi đã không muốn trở thành kẻ lãnh nhận một nén bạc như trong dụ ngôn những nén bạc: "Thưa ông chủ, tôi biết ông là người hà khắc, gặt chỗ không gieo, thu nơi không vãi. Vì thế, tôi đâm sợ, mới đem chôn giấu nén bạc của ông dưới đất. Của ông đây, ông cầm lấy! " (Mt 25, 24-25)
Chính vì thế mà tôi đã gửi những đau khổ bệnh tật của tôi vào ngân hàng Lòng Thương Xót của Chúa. Tôi đã không ngồi rên rỉ với chính nỗi đau của riêng mình. Hoặc chôn vùi cuộc đời héo tàn nơi chán chường, nơi chè chén say sưa. Ngoài ra, khi chiêm ngắm cuộc thương khó của Chúa, tôi càng thấm thía khi Ngài đã kêu lên lời cuối cùng trên thập giá: "Thế là đã hoàn tất!" (Ga 19, 30)
Đau khổ trong thân xác, trên giường bệnh đã không làm cho thánh Phaolô chán nản. Ngài đã cảm nghiệm sâu sa mầu nhiệm thương khó bằng lời thâm tín huyền nhiệm:
"Giờ đây, tôi vui mừng được chịu đau khổ vì anh em. Những gian nan thử thách Đức Kitô còn phải chịu, tôi xin mang lấy vào thân cho đủ mức, vì lợi ích cho thân thể Người là Hội Thánh." (Cl 1, 24)
Quả thật, lời kêu gọi của Chúa được gửi đến mọi người và mỗi người: các bệnh nhân cũng là những người được kêu gọi làm thợ trong vườn nho. Gánh nặng làm suy yếu các chi thể của thân thể và làm lung lay sự trong sáng tâm hồn, nhưng không thể ngăn cản họ đi làm việc trong vườn nho, trái lại, mời gọi họ sống ơn gọi làm người, làm Kitô hữu và tham gia vào sự phát triển Nước Thiên Chúa dưới nhiều hình thức mới, và có thể nói là quý báu hơn.

Trong Tông thư "Đau khổ cứu độ", số 31, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã giáo huấn:
"Vì vậy, tâm trí của tất cả những ai đau khổ, những ai tin vào Đức Kitô, cần phải qui tụ lại với nhau dưới chân thập giá trên đồi Canvê, đặc biệt đối với những ai phải chịu đau khổ vì tin nơi Người, Đấng đã chịu đóng đinh và đã phục sinh, để cho hiến lễ đau khổ của họ sẽ làm cho lời nguyện xin của chính Đấng Cứu Thế - lời cầu xin cho mọi người hiệp nhất – được mau chóng thực hiện. . . .
Cùng với Mẹ Maria, Mẹ Đức Kitô, đã đứng dưới chân Thánh Giá, chúng ta hãy dừng lại bên tất cả những thánh giá của nhân loại ngày nay. Chúng ta hãy khẩn cầu các thánh, qua bao thế kỷ, các ngài đã tham dự đặc biệt vào nỗi đau khổ của Đức Kitô. Chúng ta hãy xin các ngài nâng đỡ chúng ta. Và chúng tôi xin tất cả anh chị em, những người chịu đau khổ, hãy giúp chúng tôi. Anh chị em là những người đau yếu, tôi xin anh chị em hãy trở thành nguồn sức mạnh cho Giáo Hội và cho nhân loại. Trong cuộc chiến ghê gớm giữa hai sức mạnh thiện và ác mà thế giới ngày nay đang bâỳ tỏ cho chúng ta thấy, ước mong rằng những đau khổ của anh chị em, hiệp nhất với Thánh Giá của Chúa Kitô, sẽ chiến thắng."

Lạy Chúa Giêsu yêu thương,
Ngài là vị "Lương Y của thân xác và tâm hồn" con.
Xin Chúa đổ tràn sức mạnh Thần Khí của Chúa xuống trên con để con luôn kiên trì thực hiện lời mời gọi của Chúa: "Cả anh nữa, hãy đi vào vườn nho!" hầu con xứng đáng là thợ làm vườn nho của Chúa. Amen.
LINH MỤC NGUYỄN BÁ QUÝ.

Thứ Sáu, 19 tháng 9, 2008

Các chuyến công tác dài ngày




























Đây là những hình ảnh cuả Miền trung và Miền Tây Nam Bộ VN xin được post len Blog cuả Gia Tộc.
từ Huế đến Cà mau.

















































Người ta nói: Học trò xứ Quảng ra thi, Thấy cô gái Huế bước đi không đành" Đó là khi ra Huế
Còn về Miền tây thì ấn tượng nhất là " Giai thoại công tử Bạc Liêu"


Công tử Bạc Liêu “ Trần Trinh Huy” ( theo Blog's Tellmewonder)
Công tử Bạc Liêu “ Trần Trinh Huy” ( P2) magnify

Trần Trinh Huy là con trai thứ 2 của Trần Trinh Trạch là một đại điền chủ lớn nhất VN lúc bấy giờ . Ông sinh 1872 chết ngày 14/03/1942 tại Bạc Liêu Cái Dày.

Sinh thời ông Trần Trinh Trạch sống cần kiệm, sinh ra trong một gia đình bình thuờng người HOA sang Bạc Liêu sống, làm mướn cho một gia đình điền chủ. Lúc này bị ép đi học tiếng Pháp nhưng theo truyền thống Nho học thế là “ trái đạo” nên Trần Trinh Trạch đi học thế cho cậu chủ, đây chính là nấc thang cho sự nghiệp họ Trần sau này. Ông được giao làm thư ký tại toà bố phụ trách điền điạ “ giống mấy anh ở sở nhà đất ngày nay” . Và ngươì ta nói rằng : Của cải vật chất bắt đầu từ tiền ăn hối lộ”. Chính vì thế ông Bá Hộ Bì trong vùng thấy Trạch có cái thế rất vững về điền điạ nên đã gả con gái mình là bà Phan thị Muồi cho Ông Trạch. Bá hộ bì có 7 bà vợ , khi chia gia sản không ai chu chí làm ăn, vì thế mọi tài sản từ từ rơi vào tay Trần Trinh Trạch do ông là người cho vay !

Năm 1933 khủng hoảng kinh tế thế giới và Tư Bản, Người Pháp rất cần những người ờ nước thuộc điạ đóng góp vật chất, ông Trạch đã ủng hộ nước Pháp một khoản tiền to tới cỡ mẫu quốc tặng ông Ngũ Đẳng Bội Tinh .Khi ông Trạch đeo vào thì cả Tỉnh Trưởng, Thầy Đội Pháp cũng phải nghiêm chào! và Ông có thể họp với toàn quyền Đông Dương bất kể lúc nào . Ông có 7 ngưòi con gồm

- Trần Trinh Đinh 1896

- Trần Trinh Huy 1900

- Trần Thị Huệ 1902

- Trần Thị Thu 1904

- Trần Thị Đông 1906

- Trần Thị Dày 1911

- Trần Trinh Khương 1914

Chân Dung Công tử:

Trần Trinh Huy còn được gọi là “ Ba Huy”, Hắc Công tử vì do nuớc da ngâm đen, phân biệt với Bạch Công tử là con ông Đốc Sàng , da trắng cũng ăn chơi khét tiếng!

Hậu Giang có Hắc Công tử thì Tiền Giang có Bạch Công tử!

Ba Huy tính khoáng đạt , không dè dặt và mưu toan gì cả! nếu trong mắt giang hồ tứ chiếng Ba Huy là ngon nhất Nam Bộ thì Người Pháp nể Ông vì có vợ Pháp và mướn luôn cà người Pháp làm công trong nhà!

Vợ chính thức cuả BA Huy là Ngô Thị Đen con Ông Bá Hộ Mín , sau này sinh cho Ba Huy một người con gaí là Trần Thị Lưỡng , Bà lấy Thư ký cuà vua Bảo Đại Sau này và người đời gọi là cô Hai Lưỡng.

Con rơi và vợ bé của Ba Huy thì đếm không hết và có rất nhiều gia thoại về việc này

Thuở nhỏ Ba Huy sống ở Bạc Liêu, lớnđi Du học Pháp 3 năm, Sau Cách mạng Tháng 8, ông lúc thì ở Bạc Liêu lúc ở SG, cuối đời sớng tại căn biệt thư trên đường Nguyễn Du cùng cô vợ rất trẻ

Vào Thập niên 30 công tử không đi thăm đất bằng ghe mà bằng “xe thể thao Mu Ruà, Máy bay “ Tin này làm trấn động cà nước, nên nhớ lúc đó cả VN chỉ có Vua Bảo Đại và Ba huy có máy bay riêng!....Giờ thì có Bầu Đức cuả Hoàng Anh

Ngoài bà vợ chính thức là Ngô thị Đen, ngưòi vợ không chính thức là- Cô vợ người Pháp khi Huy đi du học ( có một người con sau này làm phi công), các bà vợ khác ước chừng 5 bà, người phụ nữ cuối cùng sinh cho Ba Huy 4 ngưới con và ở với ông đến khi nhắm mắt xuôi tay là cô Ba, nhỏ hơn ông 40tuổi!

Một buổi chiều Ba Huy đứng trên ngôi biệt thự hóng gió bỗng thấy một cô gái gánh nước đi ngang, tâm thần ông bấn loạn, lúc này ông đã 60t. Anh cho người dò la và đến trực tiếp gặp bố cô gái làm nghề vá xe

“ Tôi thích con gái ông,nếu gả cho tôi , sẽ cho một căn phố lầu” Ông già đồng ý, thế là Công tử làm khế ước như đã hưá

Có lần công tử cưỡi ngưạ ra sở điền huyện Cổ Cò (Sóc Trăng ngày nay). Một ông già dắt một thằnng bé đến trước mặt, lột khăn và xá Ba Huy

“ Bẩm, nó là con cuả cậu BA”

Ba Huy Ngồi thừ ra , cố nhớ nhưng không sao nhớ được. Ông già kể:

“ Năm kia , cậu Ba đi cúng đình ở Hoà tú, có ghé vào nhà con, cậu thấy con gái con, kêu “ gả” thì cho luá và bãi nợ, thế là sau đó, con gái con có thai”

Ba huy ngồi thừ , cố nặn óc nhưng không nhớ hết, thế nhưng vốntính dễ dãi phóng khoáng không thể nhớ nổi nó nằm ở đâu trong trăm ngàn cuộc phongtình. Ba Huy cho ông già số tiền bằng 500 giạ luá và mua cho thằng bé chiếc xe đạp, dặn rằng khi nào khó khăn thì lên gặp tôi và phải cho thằng bé đi học!

Vao năm 1940, Ba Huy mở cuộc “ Đấu sảo sắc đẹp” là thi hoa hậu bây giờ. Tất cả người đẹp gần 50 người trong cuộc thi năm đó từ từ qua tay Ba Huy, ai có con thì Ba Huy nuôi hết và cho ăn học. Trong cuộc thi đó có bà D… rất được Ba Huy yêu và sinh cho ông 1 ngưòi con, chẵng may té sông chết năm 7 tuôỉ, Ba Huy vì thế Ba Huy nổi giận mà đuổi đi làng khác!.

SG những năm 1930 , về cờ bạc nổi tiếng có Đại thế giới, các khách sạn nhà hàng nổi tiếng như: Soái Kình Lâm,Nguyệt Tiên Cung,Bát ĐẠT, Continetal, Majestic

Bay huy lặn ngụp trong thế giới Gái, Tiền, Bài Bạc. Chuyện kể rắng Ba Huy vào đại thế giới đánh bài, trên chiếu có một người đàn bà trẻ cực kỳ sang và xinh đẹp là cô Ba Trà, từng là hoa khôi Nam Kỳ, 14 t bị mẹ gả cho Tây, rồi làm gái hạng sang, qua bàn tay đàn ông, nhung luạ đã biến cô BA thành một ngưòi tuyệt s ắc và từng trải. Để gây ấn tượng, Công tử Ba Huy chơi một cây bài giá trị 30.000 đồng, khi đập tay xuống bàn các conbài và tài phán đều sững sờ , lúc đó 1 giạ lúa có 1 đồng bạc , cái đập tay đó lập kỷ lục nghề cờ bạc ỡ Chợ Lớn

Nếu đeo chiếc nhẫn nhận hột xoàn của Bạch công tử Georges Phước sẽ không khỏi làm buồn lòng Hắc công tử Bạc Liêu. Nhược bằng đeo chiếc do Hắc công tử tặng sẽ làm mất vui người còn lại. Hay là đeo cả hai chiếc?

Không, Yvette Trà không chọn chiếc nào để đeo hết, mà cô đã "lạnh lùng" ném cả hai vào một cuộc chơi. Đó là trận bài bạc đỏ đen, cầm cố rồi bán tháo cả hai món quà kia, rốt cuộc trút sạch túi vào sòng bạc khét tiếng là "lò đốt tiền" của thầy Bảy Phương chỉ trong một đôi ngày sau đó. Cũng vậy, nhiều món quà có trị giá lớn do những tay chơi đa tình trong giới phong lưu Sài Gòn cũ tặng cho cô đã chóng "đến và đi" như đã kể. Mỗi lần đứng lên, phủi tay rời sòng bạc, cô Ba nói đại khái: tiền của như bụi đất - tình nghĩa mới thiên thu (chứ không phải thiên kim)! Vậy với cô, tình nghĩa khó quên nhất trong "tình sử" đời mình là ai? Đó là Toàn. Toàn, quê tận Phan Rang, sao lại có thể với tay hái lấy đóa hoa đẹp nhất Sài Gòn lúc ấy đang còn lăn lóc vô danh giữa đám "bụi hồng" trước khi nổi tiếng?

Để trả lời, hãy tạm lùi một chút, vào ngày bé Trà lên 9, ngoại mất, má đem Trà từ Cần Giuộc lên Sài Gòn, ở gần chợ Bến Thành trong một hẻm nhỏ đường D'Espagne (tức đường Lê Thánh Tôn ngày nay). Hằng ngày Trà bán chả giò kiếm chút tiền còm. Còn má Trà bán hàng rong trên chuyến xe lửa Sài Gòn đi Phan Thiết, người quen mặt thường gọi "bà Tám". Và "con bà Tám" (tức Trà) dần dà trở thành một thiếu nữ tuy không được học hành, không đủ tình thương che ấm, không có tiền bạc giắt lưng, nhưng có kho tàng vô giá do trời ban là nhan sắc và bắt đầu lộ những đường nét gợi cảm khi Trà bước đến tuổi 14. Ở tuổi này, cô như một đóa hoa hàm tiếu chưa kịp nở đã bị bướm ong trầm trồ, vây đón. Má Trà vội vã đem Trà gả cho một quan ba người Pháp tuổi đã trên 30 (lúc này Trà mới được đi học chút đỉnh). Rồi cuộc hôn nhân đầu đời ép uổng kia sớm tàn nhanh khi anh quan ba mãn hạn về lại Pháp ngay năm sau, không đoái hoài gì đến Trà nữa. Vậy là ở tuổi 15 Trà trải qua "một đời chồng", trở về ở với má, tiếp tục bán hàng rong cho đến ngày gặp Toàn.

Toàn là con trai cưng của một tỉ phú người Hoa, gốc ở Hải Nam. Ba Toàn đã có một đời vợ bên Trung Quốc, khi sang lập nghiệp trên đất Việt ông lấy thêm ba người vợ nữa, mỗi người có một cơ ngơi riêng không ai chịu "làm bé" ai. Một trong ba người ấy là má Toàn quê quán Quy Nhơn, chung sống với ba Toàn ở Phan Rang, chuyên nghề mua bán hải sản đắt tiền như yến sào, vi cá, bào ngư, với chi nhánh đặt tận Chợ Lớn nên Toàn ra vào thường xuyên.

Trong một chuyến đi Toàn tình cờ gặp Trà đang bươn bả ngoài phố đã ngẩn ngơ trước sắc đẹp của cô hoa khôi tương lai nên nhiều lần viết thơ tỏ tình nhờ người đưa tới. Nhận lá nào, Trà đều đưa má đọc, không giấu. Má Trà có lẽ dò hỏi biết gia thế của Toàn nên bà không ngăn cản và ngầm ý chấp thuận. Quá si mê Trà nên chỉ trong vòng đôi tuần sau cuộc gặp lần đầu, Toàn đã cùng ba má đem lễ vào Sài Gòn làm đám cưới với Trà. Trà lại sang ngang một lần nữa ở tuổi trăng rằm và theo chồng về Phan Rang ở. Chính những ngày tháng chung sống mặn nồng làm nảy nở trong Trà tình cảm "bền ghi như thiết thạch" với Toàn. Nhưng được hai năm, vốn con nhà giàu, được chiều chuộng nhất nhà, Toàn đi vào đường bồ bịch lăng nhăng, nay yêu người này mai thương người nọ làm Trà phát ghen. Can chồng mãi không được, Trà trốn đi, nhưng bị bắt về lại. Mẹ chồng của Trà người nhân hậu, đối xử tử tế, khuyên Trà không nên bỏ đi nữa. Trà cũng muốn thế, song nếp sống phong tình của Toàn vẫn không đổi nên cô viết thư cho má kể mọi chuyện.


Trước khi đeo đuổi Hoa khôi Trần Ngọc Trà, Hắc công tử có người tình trong thời gian du học bên Pháp (phải) và đứa con trai là kết quả của mối tình ấy (trái) - Ảnh tư liệu do anh Nhơn, con trai công tử Bạc Liêu cung cấp

Má Trà hồi âm gửi gia đình Toàn than nhớ con gái nên nhà chồng đồng ý để Trà về Sài Gòn thăm. Ra khỏi "chiếc lồng son" dè đâu Trà lại rơi vào cảnh cũ, lại bị má đánh đòn bằng củi gậy, dẫu đã "hai đời chồng" và đã lên 17. Trước tình cảnh đó, Trà muốn tìm về "mái nhà xưa" với Toàn. Cô lên tàu đến Phan Rang, nhưng bước lạc xuống ga Mường Mán, không tiền không bạc đành ghé ở tạm tại nhà một tài phú người Hoa đang trông coi chi nhánh của hãng buôn bên chồng. Hay tin, Toàn vào kiếm, mừng rỡ gặp mặt Trà, đưa Trà đi ăn tiệm và ra chợ mua một lượt 10 cây lãnh đen để Trà tha hồ may đồ mặc. Cử chỉ âu yếm và săn sóc của Toàn như muốn chuộc lỗi với người vợ trẻ. Rồi vợ chồng dắt nhau vô lại Sài Gòn xin má Trà bỏ qua chuyện lùng nhùng giữa họ, nhưng má Trà sẵn mối oán giận "hạng đàn ông đoản hậu" nên gạt phăng, dọa là:

- Nếu mày quay lại với thằng Toàn tao sẽ giết mày!

Thất vọng, Toàn để lại cho Trà đôi bông tai nhận hột xoàn rồi buồn bã quay về Phan Rang một mình. Sau này, khi kể cho một vị có tiếng trong làng văn Sài Gòn nghe, cô Ba Trà đã tự bạch: "Tôi gặp không biết bao nhiêu (người đàn ông) mà đếm, nhưng anh Toàn, tôi còn nhớ mãi không quên" - vì với Trà, đó là mối tình đầu đúng nghĩa. Và vị học giả nghe lời tự bạch kia chính là cụ Vương Hồng Sển - người tự nhận mình đã say mê cô hoa khôi Trần Ngọc Trà từ lúc còn học trường Chasseloup Laubat (nay là trường Lê Quý Đôn) ra sao? (Còn tiếp)

Thứ Hai, 15 tháng 9, 2008

Bí mật của May Mắn (tt)

Kỳ 4 :
Bà chúa hồ

Buổi sáng thứ tư khu rừng chợt lạnh lẽo hơn mọi ngày. Tiếng hót của các loài chim như chim sơn ca, chim cổ đỏ, chim sẽ cánh vàng, chim nhạn... dần dần át cả tiếng dế kêu râm ran khi đêm tối đang chuyển sang rạng ánh bình minh chiếu qua từng kẽ lá.

***

Nott - hiệp sĩ áo đen - leo lên lưng ngựa bắt đầu một ngày mới không được lạc quan cho lắm. Những lời thần Gnome đã nói vẫn còn ám ảnh anh. Nott nghĩ rằng có lẽ thần Gnome đang nói dối. Anh tự nhủ đó không phải là sự thật. Dù rằng điều đó chẳng dẫn anh tới đâu nhưng ít nhất nó cũng làm anh bình tĩnh trở lại. Nott quyết định hôm nay anh sẽ đi tìm hỏi thêm những người khác. Có thể anh sẽ gặp may thì sao!

Sau năm tiếng đồng hồ rong ruổi trên lưng ngựa, Nott nghe văng vẳng đâu đây tiếng thác nước đang chảy. Cảm thấy khát, Nott bèn đi theo âm thanh của nước. Cuối cùng nó dẫn anh đến một cái hồ thật rộng.

Cảnh hồ trông tuyệt đẹp. Ven hai bên thành hồ mọc đầy những bông hoa ly trắng và đỏ tỏa ra một mùi hương thơm ngát. Nott ngồi xuống bên bờ hồ uống một ngụm nước trong khi con ngựa đen uống lấy uống để dòng nước trong lành. Đột nhiên một giọng nói vang lên phía sau khiến Nott giật mình đứng bật dậy.
- Ngươi là ai?

Một giọng nói ngọt ngào nhưng thâm trầm, mỏng manh nhưng cứng rắn, mời gọi nhưng lạnh lùng. Nott quay lại và nhận ra Bà chúa hồ. Bà ta có một sắc đẹp mê hồn. Cơ thể bà được tạo thành bởi một làn nước trong vắt mà ta có thể nhìn xuyên thấu qua được. Nott đã từng nghe nói về Bà chúa hồ. Anh nhanh chóng hiểu rằng mình có thể khai thác được những thông tin quý giá từ bà.
- Ta là Nott - hiệp sĩ áo đen.
- Ngươi và con ngựa đen của mình đang làm gì bên hồ của ta đó? Các ngươi đã uống xong rồi. Còn cần gì nữa? Các ngươi có biết là mình đang đánh thức những bông hoa ly xinh đẹp của ta không? Giờ đang là giờ ngủ trưa của chúng. Nếu ngươi đánh thức chúng dậy thì đêm nay chúng sẽ không ca hát nữa. Giọng hát của chúng sẽ giúp hút bớt nước trong hồ vào ban đêm. Nếu chúng không hát, nước trong hồ sẽ không bay hơi, và nếu nước không còn bay hơi thì hồ sẽ bị đầy ứ, và nếu hồ quá nhiều nước gây ra ngập lụt thì rất nhiều cây cối và sinh vật trong rừng sẽ bị chết. Vì vậy hãy giữ im lặng và đi đi.
- Khoan đã, khoan dã - Nott chen ngang - Ta không quan tâm đến những vấn đề của ngươi. Ta sẽ đi ngay thôi. Ta chỉ muốn hỏi ngươi một việc. Ngươi, Bà chúa hồ, ngươi phân bố nước khắp khu rừng Mê Hoặc, ngươi, người tưới nước cho tất cả các ngóc ngách của khu rừng này, hãy nói cho ta biết: Cây bốn lá sẽ mọc ở đâu trong mấy ngày tới?
Bà chúa hồ nghe thế liền phá lên cười. Đó là một giọng cười nửa vui tươi nửa chế giễu. Giọng cười của bà vừa chói tai vừa sâu thẳm và vang xa tới hàng vạn dặm. Khi ngừng cười, gương mặt bà nhanh chóng trở nên nghiêm nghị.
- Không một cây bốn lá nào có thể mọc ở đây được. Ngươi không thấy rằng tất cả lượng nước mà ta phân phối cho khu rừng Mê Hoặc là do ngấm qua lòng đất hay sao? Nước của ta không chảy thành sông hay suối, nó ngấm từ bờ hồ tới mọi ngóc ngách trong khu rừng Mê Hoặc. Ngươi đã từng thấy vũng nước nào trong khu rừng này chưa? Mà cây bốn lá thì cần rất nhiều nước. Nó cần một dòng suối lúc nào cũng tuôn chảy để cung cấp nước cho nó. Ngươi sẽ không bao giờ tìm được một cây bốn lá trong khu rừng này.

Nói xong, Bà chúa hồ biến mất trong dòng nước. Đó là một cảnh tượng đáng kinh ngạc. Làn nước tạo nên hình dáng của bà đột ngột rơi xuống và tan ra thành ngàn hàng giọt nước li ti bắn tung tóe trên mặt hồ.

Nott hầu như chẳng thèm để ý gì tới cảnh tượng kỳ diệu mà anh vừa chứng kiến. Anh cảm thấy mệt mỏi khi nghe mọi người đều nói những điều như nhau về cây bốn lá. Anh đứng thẫn thờ ra đó mà suy nghĩ. Chuyện gì đang xảy ra thế? Anh bắt đầu nhận ra rằng chắc chắn may mắn sẽ không đứng về phía anh. Điều này khiến anh cảm thấy sợ hãi, nỗi sợ hãi này còn tồi tệ hơn cả lần anh vừa nói chuyện xong với thần Gnome.
- Ta phải tìm ra ai đó nói khác đi mới được. Ta phải tìm ra ai đó khẳng định với ta rằng cái cây bốn lá may mắn đó sẽ mọc trong khu rừng này - Nott lầm bầm tự nhủ.

Nott bắt đầu cảm thấy căm ghét sự may mắn. Nó thật xấu xa! Đó là thứ đáng khao khát nhất nhưng cũng khó có được nhất trên cõi đời này. Và Nott không thể nào chịu đựng nổi cảm giác đó. Chờ đợi làm anh mất hết tinh thần, nhưng hiện giờ, đó là điều duy nhất mà Nott có thể làm. Anh còn có thể làm được gì khác nữa chứ? Vì thế Nott leo lên ngựa và đi lang thang vô định mãi trong rừng, hy vọng rằng mình sẽ bỗng nhiên may mắn phát hiện được Cây Bốn Lá thần kỳ ở đâu đó.

Cũng vào ngày hôm đó, Sid thức dậy trễ hơn một chút so với ngày thường. Với thanh kiếm trên tay, chàng vừa ngủ vừa canh chừng thú dữ. Tối qua, chàng đã phải thức khuya làm việc, vì thế chàng quyết định cho phép mình ngủ thêm một chút để lấy lại sức khỏe.

Cho chú ngựa trắng ăn cỏ xong, chàng suy nghĩ về những việc sẽ làm ngày hôm nay.
- Mình đã có đất rồi, bây giờ mình cần biết mảnh đất đó cần bao nhiêu nước thì đủ. Mình biết là khả năng chọn đúng vị trí nơi cây sẽ mọc là rất thấp, nhưng cũng biết đâu mình may mắn thì sao? Vì thế mình cần phải bảo đảm mảnh đất đó có đủ lượng nước nó cần.

Chàng chẳng cần phải suy nghĩ lâu cũng biết được chỗ mình cần tìm nước là ở đâu. Bất cứ hiệp sĩ nào cũng biết rằng nguồn nước tốt nhất trong khu rừng Mê Hoặc là nước của Bà chúa hồ. Chàng phải mất khá lâu mới đến được cái hồ này, chỉ mất vài phút sau khi Nott chán nản bỏ đi. Sid xuống ngựa chậm rãi tiến lại gần hồ. Chàng đi rất khẽ, rất khẽ nhưng đột nhiên chàng vô tình dẫm phải một con ốc sên vàng làm nó ré lên một tiếng thất thanh. Ngay lập tức, bà chúa nước từ giữa hồ trồi lên, lộng lẫy trong bộ xiêm y bằng nước tuyệt đẹp của mình. Bà lại bực bội càu nhàu:
- Ngươi và con ngựa trắng của mình đang làm gì bên hồ của ta đó? Ngươi muốn gì ở đây? Ta mới vừa gặp một gã cũng như nhà ngươi. Ta phải nhắc lại, ngươi có biết là mình đang đánh thức những bông hoa ly xinh đẹp của ta không? Giờ đang là giờ ngủ trưa của chúng. Những bông hoa ly của ta luôn ngủ vào ban ngày và thức dậy ca hát vào ban đêm. Nếu ngươi đánh thức chúng dậy thì đêm nay chúng sẽ không hát nữa. Giọng ca của chúng giúp hút bớt nước trong hồ. Nếu chúng không hát, nước trong hồ sẽ không bay hơi, và nếu nước không bay hơi thì hồ sẽ bị ngập nước, và nếu hồ quá đầy nước gây ra ngập lụt thì rất nhiều cây cối, hoa quả, và sinh vật trong rừng sẽ bị chết. Vì vậy hãy giữ im lặng và đi đi. Đừng có đánh thức những bông hoa ly của ta nữa!

Sid vẫn còn chưa hết bàng hoàng khi được chứng kiến cảnh tượng thật kỳ lạ đó thì lại thấy bối rối trước vấn đề mà mình vừa gây ra cho Bà chúa hồ. Sid cần nước cho mảnh đất của mình, nhưng nếu chàng ở đây lấy nước suốt cả ngày thì sẽ lại đánh thức những bông hoa ly xinh đẹp ấy.
Sự việc trở nên phức tạp rồi đây! Trong khu rừng Mê Hoặc chẳng có nơi nào có thể lấy được nước ngoại trừ nơi đây. Chàng phải làm gì bây giờ? Trong bất cứ trường hợp nào chàng cũng đã cố hết sức mình. Và Sid cũng chẳng biết phải làm gì hôm nay nữa nên chàng chuyển hướng quan tâm của mình đến những vấn đề của Bà chúa hồ. Biết đâu chàng có thể giúp bà được một chút gì đó.
- Thưa Bà chúa hồ, tại sao nước lại không chảy khỏi hồ? Tất cả các hồ đều có mạch nước chảy lưu thông mà.
- Bởi vì... bởi vì... - Lần đầu tiên, giọng nói của bà không còn chứa đựng hai sắc thái đối nghịch nhau nữa. Đó là một giọng nói buồn bã và đau đớn. - Bởi vì hồ của ta không có sự lưu thông. Không có một dòng suối hay mạch nước nào bắt nguồn từ đây cả. Nước chỉ có đổ xuống hay chảy vào ta mà thôi. Ta chỉ nhận nước vào mà chẳng tạo ra bất cứ dòng chảy nào lấy nước từ ta cả. Vì thế ta luôn phải đảm bảo rằng những bông hoa ly kia được ngủ vào ban ngày để chúng có thể ca hát vào ban đêm. Thế nên ban ngày ta đâu có được ngủ, còn ban đêm thì tiếng ca của chúng cứ đánh thức ta mãi. Ta là nô lệ cho nước của ta. Thôi, ngươi hãy đi đi và chớ đánh thức chúng dậy nữa.
Sid nhận thấy rằng cái mà bà thiếu lại chính là cái mà chàng đang cần: một dòng suối.
- Tôi có thể giúp bà - Sid đề nghị - Nhưng bà có biết một cây bốn lá thì cần bao nhiêu nước không ạ?
- Nó cần rất nhiều nước, chính xác là nó cần nguồn nước trực tiếp từ một dòng chảy nào đó. Đất ở chỗ cây bốn lá mọc luôn cần trong tình trạng đầy nước.
- Thế thì trong trường hợp này - chàng mừng rỡ đề nghị - tôi có thể giúp bà và bà có thể giúp tôi.
- Suỵt... Đừng nói to như thế chứ! Ngươi đánh thức một bông hoa ly của ta rồi kìa. Được rồi, ngươi hãy nói đi, nhưng khẽ thôi.
- Nếu bà cho phép, tôi sẽ đào một đường rãnh bắt nguồn từ hồ. Nước sẽ chạy theo rãnh đó tạo ra một dòng suối, như vậy nước sẽ không còn tích mãi trong hồ nữa. Tôi sẽ không làm ồn đâu. Bà sẽ không còn phải lo lắng về những bông hoa ly của mình nữa. Bà cũng có thể ngủ bất cứ khi nào bà muốn.

Bà chúa hồ hơi bất ngờ và suy nghĩ một hồi lâu, nhưng cuối cùng bà cũng đồng ý.
- Được rồi, ta tin nhà ngươi, nhưng ngươi không được làm ồn đấy nhé.
Nói xong, Bà chúa hồ chợt biến mất trong sự kinh ngạc của Sid.

Không một giây lãng phí, Sid liền leo lên lưng ngựa. Chàng rút thanh kiếm quý của mình cầm chặt trên tay và nghiêng người xuống bên hông ngựa, chàng để thanh kiếm nằm dọc, ấn mạnh xuống đất và tay giữ chặt chuôi kiếm. Chàng điều khiển con ngựa bạch mã chạy từ từ về nơi có mảnh đất của mình. Khi ngựa chạy, cây kiếm đã tạo nên một đường cắt sâu. Tay chàng mỏi nhừ, có lúc thanh kiếm trong tay run lên bần bật khi gặp phải rễ cây, nhưng chàng cố hết sức giữ chặt kiếm. Càng về gần mảnh đất, chàng càng ấn kiếm sâu hơn để tạo độ dốc. Sau đó chàng quay lại và làm lại lần nữa, cách đường kiếm khi nãy khoảng nửa gang tay. Rồi chàng quay lại và kiên nhẫn dùng kiếm và tay tạo nên một rãnh sâu giữa hai đường kiếm, chàng đào tới đâu, dòng nước len lỏi ùa theo đến đó, và làm đất mềm hơn. Chàng tiếp tục công việc tạo dòng nước cho đến tận chiều tối. Tay chàng rớm máu và dính đầy đất. Sau cùng Sid đã thành công: chàng mừng rỡ nhìn dòng nước nhỏ, trong vắt chảy đến nơi cần nước - mảnh đất của chàng tạo nên - và từ đó nước thấm lan tỏa khắp nơi xung quanh . Chàng đã mang nước đến cho mảnh đất nhỏ bé của mình bằng cách tạo ra một dòng suối trực tiếp bắt nguồn từ hồ, đồng thời làm giả được phần nào lượng nước đang ứ đọng trong hồ. Đầy là điều chưa từng bao giờ xảy ra trước đây. Chàng vừa rửa kiếm vừa vui mừng nhìn dòng suối nhỏ đang chảy về.
Đêm đó nằm bên cạnh mảnh đất, chàng thật hài lòng nghĩ về những gì mình đã làm được. Chàng nhớ lại lời dặn của người ông quá cố: Cuộc sống sẽ mang lại cho cháu những gì cháu đã cho đi. Những vấn đề của người khác thường lại là một giải pháp cho chính cháu. Nếu cháu sẵn sàng sẻ chia, cháu sẽ nhận được nhiều hơn thế nữa. Và điều này chính xác vừa xảy ra với Sid: chàng đã chấp nhận quên đi chuyện lấy nuớc để khỏi đánh thức những bông hoa ly và ngay khi cháu tìm cách chia sẻ những nỗi khổ của Bà chúa hồ thì chàng lại tìm được cách giải quyết được việc của chính mình.

Kỳ lạ thay, bây giờ Sid ít cảm thấy lo lắng hơn về việc liệu mảnh đất mình chọn có đúng là nới Cây Bốn Là thần kỳ sẽ mọc hay không. Có những lúc trong tâm trí chàng cảm thấy mình đã bỏ qua nhiều thời gian và công sức để chăm sóc một nơi mà chưa chắc đã là chỗ mà cây bốn lá sẽ mọc lên. Nhưng sau những lúc như vậy chàng luôn tự nhủ: mình đã làm những việc nên làm, điều này còn quan trọng hơn việc liệu chàng có may mắn chọn đúng chỗ hay không. Tại sao? Chàng cũng không biết nữa. Chàng chỉ cảm thấy như vậy là đúng. Chắc có lẽ sau khi thay đổi đất mới thì điều phải làm tiếp theo là cung cấp nước cho nó. Chàng đang làm những gì mình phải làm. Và điều này mang lại cho chàng một cảm giác dễ chịu, làm cho chàng ít còn phải bận tâm lo lắng về những điều khác nữa. Thật ra, Sid cũng cảm thấy rất rõ cái khả năng hiếm hoi của mình khi chàng chọn vị trí ngẫu nhiên này. Thế nhưng chàng đã biết được hai lý do tại sao Cây Bốn Lá thần kỳ chưa bao giờ mọc được trong khu rừng Mê Hoặc, và chàng tin chắc rằng mình sẽ còn biết nhiều hơn nữa vào ngày mai. Trước hết như vậy đã. Và chàng bằng lòng với những gì mình đã làm.

Sid cố vỗ về giấc ngủ của mình. Lâu lâu, chàng ngồi dậy ngắm nhìn mảnh đất nhỏ bé vừa được tưới bởi một dòng suối mát. Đêm nay chàng lại một lần nữa mơ về cảnh tượng cây bốn lá đang nhú mầm vươn mình lên cao. Chàng cảm thấy hạnh phúc làm sao.

Màn đêm chầm chậm buông xuống dày đặc. Chỉ còn ba ngày nữa mà thôi.

BÍ MẬT THỨ TƯ
Biết chia sẻ, giúp đỡ người khác

Tìm kiếm những điều kiện tạo nên sự may mắn không có nghĩa là chỉ nhằm vào lợi ích của riêng mình. Khi bạn cho đi nghĩ là bạn đang nhận về.

Vừa tìm kiếm để tìm ra những điều kiện của may mắn, vừa biết chia sẽ, giúp đỡ người khác sẽ khiến cho may mắn đến với bạn nhanh hơn.

Bangnnk

Thứ Năm, 11 tháng 9, 2008

thank you, bac Cuong

con cám ơn bác Cương đã đưa ra gợi ý bài học dùm con. cám ơn bác nhìu !!!


Địa chỉ email mới sẵn có trên Yahoo!
Chọn ngay một tên truy nhập bạn từng muốn lập với tên miền mới ymail và rocketmail.
Nhanh nhanh trước khi có người xí mất!

Thứ Tư, 10 tháng 9, 2008

phong cach ngon ngu

Cháu Khánh Ngọc !
Tìm hiểu về phong cách ngôn ngữ của 2 tác giả  Trần Tế Xương và Nguyễn Khuyến qua 2 bài thơ  Chúc Tết  (Tú Xương ) và Hội Tây (Nguyễn Khuyến ) bác nêu  một số gợi ý như sau
- Trước hết tìm hiểu tiểu sử  để biết về thời gian sống  của tác giả, xã hội thời đó, và sự nghiệp của tác giả. Nhìn chung 2 ông Tú xương (  1870- 1907 ) và Nguyễn Khuyến (1835- 1909 ) đều sống trong thời Pháp thuộc ( Pháp xâm lăng VN năm 1858 )Tú Xương lận đận trong khoa cử trong khi Nguyễn Khuyến thành đạt trên đường hoạn lộ( đậu thủ khoa 3 kỳ thi Hương , Hội, Đình vào năm 1871), nhưng xã hội đương thời của 2 tác giả là 1xã hội đang suy đồi,  giao thời của những cái cũ và mới ( phong kiến lạc hậu, văn hóa tây học )
-Giọng văn trào phúng của Tú Xương có tính cách mỉa mai, châm biếm, cay độc đôi khi dí dỏm. Trong bài Chúc tết này tác giả đang nói chuyện với ai, nói về ai mà gọi bằng nó, lại xưng mình  bằng ông, ngôn từ mang giọng trịch thượng, khinh bạc những quan mua, tước bán là thằng hết. Qua bài chúc tết tác giả châm chọc vào thói chuộng hình thức, sáo mòn, chuộng vật chất, thực dụng.  Chúc là phải Thọ (sống lâu ) Phú ( giầu có ) quý ( sang trọng , quan tước ) Lộc (  con cháu ),lối châm chọc  mang tính dí dỏm nhưng không kém phần chua cay, phê phán không trừ một ai " Vua quan sĩ thứ người muôn nước . Sao được cho ra cái giống người"
  Sang lối trào phúng của Cụ Tam Nguyên Yên Đổ qua bài Hội Tây ta thấy nhẹ nhàng hơn, Châm chọc  người phụ nữ hớ hênh trước đám đông do mải vui, và động tác lom khom của chú bé do vô tình  nhòm vào.Tác giả miêu tả một ngày hội rất vui , nhưng hài hước trớ trêu thay cái vui này là cái vui của người dân mẫu quốc ( nước Pháp ) chứ không phải hội vui của người dân nước bị bảo hộ (VN)  đây là ngày hội mừng quốc khánh của nước Pháp ( 14 tháng 7 ) tổ chức vui chơi ở  thuộc địa cho dân bản xứ  để quên đi nỗi nhục mất nước , nên    "Vui thế bao nhiêu nhục bấy nhiêu"
Lưu ý : -Chúc tết có  năm đoạn chứ không phải ba
-bài của Nguyễn Khuyến có tựa là Hội tây chứ không phải là Hội làng
-Hội Thăng bình  chứ không phải Thanh bình
  Bác Cương
 
 
 
 
 
 
 
 

Thứ Ba, 9 tháng 9, 2008

Join khangninh nguyen on Yahoo! Messenger!

You have been invited to join Yahoo! Messenger.
Free worldwide PC-to-PC calls*
khangninh nguyen wants to talk with you using the new Yahoo! Messenger:
Accept the Invitation

Free worldwide PC-to-PC calls.* All you need are speakers and a microphone (or a headset). If no one's there, leave a voicemail!
IM Windows Live™ Messenger friends too. Add your Windows Live friends to your Yahoo! contact list. See when they're online and IM them anytime.
Stealth settings keep you in control. Now you can get in touch on your time, by controlling who sees when you're online.

So what are you waiting for? It's free. Get Yahoo! Messenger and start connecting how you want, when you want.

If the link above doesn't work, please go to:
http://invite.msg.yahoo.com/invite?op=accept&intl=us&sig=w81kyFDRsukvCafqcqAs1szC10yJhKDXGa8Qmc0pgLZHLMouTC1eh7dmodeJjNI9DmTZN1xmo5EcReboGoyBqH_ZlIcXVbe3AsGLw3sghlx0P_AV0P1ZWOc3MiZTt6OJvTSmYvWk.G7hUP9eWDdBSSh.KmvBl4vHrA--

* * Emergency 911 calling services not available on Yahoo! Messenger. Please inform others who use your
Yahoo! Messenger they must dial 911 through traditional phone lines or cell carriers.
By using Yahoo! Messenger you agree to not use PC-to-PC calling in countries where prohibited.
The above features apply to the Windows version of Yahoo! Messenger.

chương trình văn 11

CHÚC TẾT
Tú Xương
Lẳng lặng mà nghe nó chúc nhau
Chúc nhau trăm tuổi bạc đầu râu
Phen này ông quyết đi buôn cối
Thiên hạ bao nhiêu đứa giã trầu.
Nó lại chúc nhau cái sự giàu
Đứa thời mua tước đứa mua quan
Phen này ông quyết đi buôn lọng
Vừa bán vừa la cũng đắt hàng.
Nó lại chúc nhau có lắm con
Sinh năm đẻ bảy được vuông tròn
Phố phường chật hẹp người đông đúc
Bồng bế nhau lên nó ở non.
******
HỘI LÀNG
Nguyễn Khuyến
Kìa hội Thanh Bình tiếng pháo reo
Bao nhiêu cờ kéo với đèn treo
Bà qua tênh nghếnh xem bơi sải
Thằng bé lom kom nghé hát chèo
Cậy sức cây đu nhiều chị nhún
Tham tiền cột mỡ lắm anh leo
Khen ai khéo vẽ trò vui thế
Vui thế bao nhiêu nhục bấy nhiêu.
******
? Hai bài này con gửi. Nhờ bác Cương phân tích giúp phong cách ngôn ngữ riêng của hai tác giả này qua hai bài thơ trên.
Hồi âm sớm giúp con, để con hoàn tất bài sưu tầm, nghiên cứu của con. Con cám ơn bác nhìu.
Khánh Ngọc_con bố Cường.


Chọn ngay địa chỉ email bạn thích!
Giờ đã có @ymail.com và @rocketmail.com.

bánh trung thu

Bánh trung thu, nét độc đáo của ẩm thực Á Đông

Tết trung thu là một nét văn hoá độc đáo của Á Đông và trong đó Bánh Trung thu là 1mảng chủ đạo ko thể thiếu được. Trong dịp Tết Trung thu, người ta thường dùng hai loại bánh là bánh nướngbánh dẻo. Bài này viết về loại bánh nướng vì tên gọi phổ biến của nó.

Bánh trung thu là loại bánh ngọt thường được dùng trong dịp Tết Trung thu. Bánh trung thu thường có dạng hình tròn (đường kính khoảng 10 cm) hay hình vuông (chiều dài cạnh khoảng 7-8 cm), dày khoảng 4-5 cm, không loại trừ các kích cỡ to hơn, thậm chí khổng lồ[1]. Ngoài ra, bánh trung thu còn có nhiều kiểu dáng khác nhưng phổ biến hơn là kiểu lợn mẹ với đàn con, cá...

Truyền thống

Những loại bánh trung thu truyền thống thường gồm có một lớp vỏ mỏng (bề dày không quá 1 cm), làm bằng bột mì, ít hương vị, bao bọc khối nhân rất ngọt và hơi có dầu. So với các loại bánh ngọt phương Tây, bánh trung thu có độ ngọt hơn rất nhiều. Thời xưa, nhân bánh thường là những quả trứng muối tượng trưng cho trăng rằm. Vị mặn của trứng muối dường như "trung hòa" cho vị ngọt của các nguyên liệu khác. Bánh trung thu được đem nướng sau khi đã định hình, rất hiếm khi được chưng cách thủy hay rán.

Trung Quốc, trên mặt bánh trung thu có đóng đấu những chữ mang thông điệp tốt lành hay tên của cơ sở sản xuất. Ngoài ra, họ còn đóng dấu vào đó một mặt trăng, một người phụ nữ trên mặt trăng, một chú thỏ (tượng trưng cho Hằng NgaThỏ Ngọc) hay hoa lá... như là sự trang trí bổ sung.

Hiện đại

Bánh trung thu hiện đại phần lớn là sự cách tân kiểu dáng là nguyên liệu của nhân bánh. Nếu như truyền thống làm nhân bánh bằng trứng muối thì bây giờ, nó có thể là đậu xanh, khoai môn, jambon, các hương liệu như: cà phê, sô-cô-la, các loại trái cây... Thập kỷ 1980 xuất hiện các kiểu bánh trung thu được làm lạnh. Những năm gần đây còn xuất hiện loại bánh trung thu dành cho người ăn kiêng.

Bánh trung thu thường đắt hơn nhiều so với giá trị thực của nó bởi lẽ việc sản xuất và kinh doanh chỉ mang tính thời vụ và thị trường phục vụ chỉ là những nơi mà Tết Trung thu có tầm ảnh hưởng lớn như các nước Đông Á.

Bánh trung thu tại các nước Á ĐÔNG

Nhật Bản

Nhật Bản, bánh trung thu được bán quanh năm, chủ yếu trong những khu người Hoa sinh sống, tiếng Nhật phát âm như "geppei". Không giống Trung Quốc, bánh trung thu Nhật Bản dường như chưa bao giờ chứa đựng trứng muối bên trong. Thật ra, đa số người Nhật không biết rằng có loại bánh trung thu như thế.

Philippines

Philippines, một kiểu bánh trung thu được biết đến là "hopia" và thông thường nó có chứa đậu xanh, khoai môn, hoặc thậm chí sầu riêng.

Việt Nam

Việt Nam, bánh trung thu thường có nhân làm bằng jambon, lạp xưởng, đậu xanh... và coi nó như là một loại bánh thể hiện sự trang trọng. Thường vào dịp Tết Trung thu, người ta mua bánh nhằm mục đích biếu, tặng hơn là để thưởng thức.

                                                                                                                                                N. ĐÁN



Bạn có ý kiến về Mỹ Tâm? Hãy cùng chia sẻ với mọi người tại Yahoo! Việt Nam Music

Thứ Hai, 8 tháng 9, 2008

Bí mật của May Mắn (tt)

Kỳ 3 :
Thần Gnome - Hòang tử của lòng đất

Hành trình tới được khu rừng Mê Hoặc quả là một chặng đường rất dài và mệt mỏi. Hai chàng hiệp sĩ phải mất hai ngày rong ruổi liên tục trên ngựa mới đến được nơi mình mong muốn. Như vậy, họ chỉ còn có năm ngày để tìm ra Cây Bốn Lá thần kỳ đó. Họ không được lãng phí thời gian. Tuy nhiên, cả hai đều quyết định nghỉ ngơi, chờ đến ngày hôm sau mới bắt đầu cuộc tìm kiếm loại cây thần kỳ đó.

Hai chàng hiệp sĩ mỗi người đều đi theo con đường riêng của mình. Không ai gặp ai, ngay cả ở những nơi họ nằm nghỉ hay cho ngựa dừng chân uống nước. Họ cũng không biết người kia đang ở đâu trong khu rừng.

Khu rừng Mê Hoặc là một khu rừng thật hoang dã và tăm tối. Những tán lá dày đặc tầng tầng lớp lớp phủ lên nhau khiến ánh nắng mặt trời không thể nào xuyên qua được, vì thế quanh năm khu rừng trông thật u tối ngay cả lúc ban ngày. Ban đêm, khu rừng thật im lặng và lạnh lẽo một cách đáng sợ, đó đây vang lên những tiếng hú, tiếng gầm gừ của những loài thú kỳ lạ, bí hiểm. Tất cả các cư dân của khu rừng Mê Hoặc đều nhận thấy và theo dõi sự hiện diện của hai kẻ xa lạ vừa mới xâm nhập vào đây.

Sáng sớm hôm sau khi vừa tỉnh giấc, Nott - hiệp sĩ khoác áo choàng đen - đã sẵn sàng bắt đầu cuộc tìm kiếm của mình. Để an toàn và tránh thú dữ tối qua, anh đã ngủ trên một chạc cây cổ thụ. Anh nghĩ:

"Cây Bốn Lá thần kỳ dĩ nhiên mọc lên từ lòng đất. Và ai là người biết rõ từng tấc đất trong khu rừng này? Thật dễ dàng: đó không ai khác hơn chính là Thần Gnome - Hoàng tử của lòng đất. Thần Gnome sống dưới lòng đất và tạo ra tất cả những đường hầm xuyên khắp khu rừng này. Ông ấy sẽ bảo cho ta biết Cây Bốn Lá thần kỳ mọc ở đâu."

Vì thế Nott lên ngựa đi hỏi thăm tất cả những sinh vật anh gặp trên đường về nơi cư ngụ của thần Gnome. Mất hết gần một ngày, cuối cùng Nott cũng tìm gặp được ông ta.
- Ngươi muốn gì, hỡi hiệp sĩ áo đen? - thần Gnome hỏi - Ai cũng bảo là ngươi tìm gặp ta suốt cả ngày nay.
Nott nhảy xuống ngựa trả lời:
- Đúng vậy. Ta được biết là trong năm ngày nữa, một Cây Bốn Lá thần kỳ sẽ mọc trong khu rừng này. Và nó chỉ có thể mọc lên từ lòng đất. Vì thế, ông - Hoàng tử của lòng đất - chắc chắn ông biết nó sẽ mọc ở đâu. Ông là người duy nhất biết rõ từng chân tơ kẽ tóc của khu rừng bao la này. Ông viết rõ hơn ai hết gốc rễ của từng bụi cây, ngọn cỏ. Nếu trong vòng năm ngày nữa mà Cây Bốn Lá thần kỳ sẽ mọc trong khu rừng này thì chắc hẳn là ông đã nhìn thấy rễ của nó rồi. Hãy nói cho ta biết nó ở đâu.
- Hừm... - thần Gnome trầm tư suy nghĩ.
Nott tiếp tục nói:
- Ông cũng như ta đều biết rằng Cây Bốn Lá thần kỳ chỉ mang lại may mắn cho các hiệp sĩ mà thôi. Nó chẳng có giá trị gì đối với ông hay với bất cứ cư dân nào trong khu rừng này. Hãy nói cho ta nó sẽ mọc ở đâu. Ta chắc là ông biết mà.

Thần Gnome từ tốn trả lời:
- Ta biết sức mạnh của Cây Bốn Lá thần kỳ, và đối với riêng ta - một Hoàng tử của lòng đất - thì ta cũng đã có quá đủ sự may mắn rồi. Nhưng ta chưa hề nhìn thấy rễ của cây bốn lá nào trong khu rừng này cả. Thật ra, cây bốn lá chưa bao giờ mọc ở khu rừng Mê Hoặc cả. Nó không thể nào mọc được ở đây. Người nào nói với ngươi điều đó chắc hẳn đã nói dối nhà ngươi rồi.
Nott nghe thế bèn la lên giận dữ:
- Có chắc là ông đang không nói dối ta không? Hay là ông đã nói với gã Sid - hiệp sĩ áo trắng cưỡi con bạch mã - về cái cây đó rồi!
- Ngươi đang nói gì thế? Ta chẳng biết Sid cũng như cái gã ngốc nào đã nói cho mi cái điều vớ vẩn này. Chưa bao giờ có một cái cây bốn lá nào mọc trong khu rừng này cả, thậm chí chỉ là một cây ba lá cũng không. Cây bốn lá không mọc ở đây đơn giản là vì nó không thể. Thế thôi. Vì vậy hãy để ta yên. Ta đã sống trong không rừng này hơn một trăm năm mươi năm và chưa có ai từng hỏi ta một câu hỏi ngu ngốc đến thế. Đừng làm mất thì giờ của ta. Nhà ngươi đi đi!

Nott nhận ra rằng mình chẳng thể nào hỏi thêm được gì nữa, vì thế anh ta leo lên ngựa quay đi và quyết đợi đến ngày hôm sau. Cũng có thể Gnome nói đúng - vì ông ta chẳng có lý do gì để nói dối cả - và phủ thủy Merlin đã nói điều không có thật thì sao!

Lúc đó, Nott hiểu được tâm trạng của những người khi biết rằng may mắn đã không mỉm cười với họ. Anh cảm thấy một nỗi sợ hãi mơ hồ. Tuy nhiên cách dễ dàng nhất để xua tan sự hoài nghi vào lúc đó là hãy tự nhủ rằng: "Điều đó là không đúng." Vì thế Nott quyết định không tin lời của thần Gnome. Anh ta dự định sẽ tìm hỏi thêm một số người khác vào ngày hôm sau.

Trong khi đó vào buổi sáng thứ ba, Sid - hiệp sĩ áo trắng - cũng có cùng suy nghĩ như Nott. Chàng cũng biết rằng Gnome chính là vị thần mình cần tìm tới để hỏi về cây bốn lá. Suốt ngày dài, chàng đi hỏi thăm rất nhiều sinh vật kỳ lạ trong khu rừng xem ông ta sống ở đâu. Cuối cùng chàng cũng gặp được thần Gnome đang đứng cằn nhằn ở trước cổng một hang động khổng lồ chỉ mấy phút sau khi Nott bỏ đi.

Sid bước xuống ngựa kính cẩn lên tiếng:
- Có phải ngài là thần Gnome, vị thần mà mọi người vẫn thường gọi là Hoàng tử của lòng đất không ạ?
- Đúng vậy, ta là thần Gnome đây. Người muốn gì ở ta?
- Thưa ngài, có người nói với tôi rằng trong vòng năm ngày nữa một Cây Bốn Lá thần kỳ sẽ mọc lên trong khu rừng này và...

Sid chưa kịp nói hết câu thì đã thấy mặt thần Gnome đỏ ửng lên như trái cà chua. Ông thở phì phò tức giận:
- Làm thế quái nào mà ai cũng hỏi ta về cái cây bốn lá vớ vẩn nào đó nhỉ? Ta vừa mới nói với một hiệp sĩ đến cách đây mấy phút là: chưa-bao-giờ-có-một-cái-cây-bốn-lá-nào-mọc-ở-khu-rừng-này-hết. Đơn giản là bởi vì loại cây đó không thể mọc ở đây được, thế thôi. Ai nói với ngươi điều đó chắc chắn là lầm rồi, hay cũng có thể là hắn ta đang lừa gạt ngươi. Tốt nhất là ngươi hãy nhanh chóng quay về lâu đài hay đi cứu một cô nương nào đó đang trong vòng nguy hiểm đi. Đừng lãng phí thời gian ở đây nữa.

Nghe xong những lời thần Gnome nói, Sid lặng im suy nghĩ. "Theo lời Merlin thì Cây Bốn Lá thần kỳ sẽ mọc trong khu rừng này, còn theo lời thần Gnome thì điều này lại không thể nào xảy ra. Có lẽ là cả hai đều đúng. Vì thế nếu cứ tiếp tục đi tìm nó thì hẳn sẽ là một điều vô ích. Nếu trong những điều kiện sẵn có như hiện nay mà Cây Bốn Lá thần kỳ không thể nào mọc lên được thì điều tốt nhất cần làm bây giờ là tìm ra những điều kiện cần thiết giúp cây bốn lá mọc được". Vì thế Sid cố làm cho ông ta nguôi giận:
- Xin ngài đừng tức giận! Có phải là ngài nói rằng chưa từng có một cây bốn lá nào mọc trong khu rừng này phải không ạ?
- Ta đã nói là CHƯA BAO GIỜ rồi mà - thần Gnome bực bội hét lên rồi quay đầu bỏ đi.
- Xin ngài đừng đi - Sid khẩn khoản - Xin hãy nói cho tôi biết tại sao. Tôi chỉ cần biết vì sao mà cây bốn lá lại không thể mọc được trong khu rừng này được.
- Đó dĩ nhiên là vì đất đai ở đây. Chưa bao giờ có ai thay đổi đất trong khu rừng này cả. Chẳng ai chịu thay đổi, canh tác lại mảnh đất này để làm nó thêm màu mỡ. Mà cây bốn lá thì lại cần có đất đai tươi tốt mới có thể mọc lên được.
- Vậy thì thưa thần, nếu tôi cải tạo lại đất ở đây, nếu tôi thay đổi nó thì cây bốn lá có thể mọc lên phải không ạ?
- Dĩ nhiên rồi. Ngươi không biết là chỉ khi ngươi thực hiện những điều mới mẻ thì ngươi mới có thể đạt được những kết quả mới hay sao? Nếu đất ở đây không được thay đổi thì mọi thứ vẫn sẽ như cũ và sẽ không bao giờ có cây bốn lá nào mọc lên ở đây cả.
- Thế ngài có biết tôi có thể tìm được đất mới ở nơi nào không?

Thần Gnome đã gần như khuất dạng trong hang đá ngầm. Bàn tay ông đang chuẩn bị sập cái cửa đá ngăn cách ông với thế giới bên ngoài, thế nhưng ông vẫn trả lời Sid:
- Cách đây vài dặm có một vùng đất hoang chưa hề được sử dụng. Nó vốn là nơi vệ sinh của các chú bò lùn mười hai chân, vì thế nó rất tươi tốt và nhiều phân bón. Ngươi có thể đến đó mà lấy.

Sid hết lời cảm ơn thần Gnome. Chàng vui mừng nhảy lên chú ngựa trắng nhanh chóng hướng về vùng đất của những chú bò lùn mười hai chân. Chàng biết là cơ hội này rất mong manh nhưng ít nhất chàng cũng đang làm một điều gì đó có thể cải thiện được tình hình. Nó giúp thắp lên một hy vọng mới trong chàng.

Chàng đến được vùng đất đó khi bầu trời đang le lói những tia nắng cuối cùng. Không khó khăn gì mấy Sid tìm ngay ra được khu đất đó. Nó quả thật là một mảnh đất màu mỡ, đất còn rất mới và chỉ cần nhìn sơ qua thôi cũng biết ngay là rất giàu phân bón. Chàng chỉ có thể nhét đầy hai túi lớn treo lên yên ngựa, nhưng bấy nhiêu đó thôi cũng đủ giúp chàng bón được một mảnh đất nhỏ phì nhiêu tươi tốt.

Thật nhanh chóng, Sid tìm được một nơi yên tĩnh và cách biệt trong khu rừng. "Đây có vẻ là một nơi thích hợp đây" - chàng thầm nghĩ. Chàng bắt đầu dùng kiếm phạt hết cây cối và đám cỏ dại mọc um tùm, sau đó chàng hì hục đào hết đất cũ - thứ đất chưa bao giờ được thay đổi - vì cuối cùng phủ lên đó loại đất mới màu mỡ mà chàng vừa tìm được.
Khi xong việc, Sid nằm xuống nghỉ lưng. Chàng chỉ có thể mang đủ đất để phủ lên một vài mét đất nhỏ. Liệu đó có phải là mảnh đất mà Cây Bốn Lá thần kỳ sẽ mọc lên không? Nếu thực tế một chút thì ta cũng có thể nhận ra điều này là không thể. Chỉ mấy mét đất trong cái khu rừng rộng lớn này thì cũng giống như một cơ hội trong hàng tỉ cơ hội khác.

Tuy nhiên, chàng đã làm được một điều hết sức quan trọng: đó là chàng đã tạo ra một điều khá biệt, điều mà chưa ai từng làm cho khu rừng này. Nếu từ trước đến giờ chưa hề có một cây bốn lá nào mọc ở đây, nếu chưa ai từng tìm ra được nó, thì đó chính là vì tất cả những người đó đã luôn lặp lại những điều cũ kỹ, những điều mà những người trước đó đã từng làm. Là một hiệp sĩ thực thụ, Sid biết mình cần tạo ra một điều khác biệt, và đó chính là bước đi đầu tiên để dẫn đến thành công.

Sid nằm đó ngắm nhìn mảnh đất nhỏ mình vừa mới vun xới. Chàng thấy rằng thần Gnome đã nói thật, và phù thủy Merlin cũng chẳng hề nói dối. Hai sự thật đó rõ ràng là rất mâu thuẫn nhau, nhưng sau khi thực hiệc những điều vừa rồi, thì sự mâu thuẫn đó đã biến mất. Chàng thầm nghĩ: "Trong quá khứ chưa từng có một cây bốn lá nào mọc ở khu rừng này thì đâu có nghĩ là trong tương lai nó sẽ không thể mọc lên được đâu. Giờ thì điều kiện đất đai đã khác rồi."

Sid dần dần chìm vào giấc ngủ. Trong chiêm bao, chàng mơ thấy cảnh một cây bốn là nảy mầm từ mảnh đất từ mảnh đất nhỏ chàng vừa tạo dựng. Giấc mơ giúp chàng quên đi cái khả năng rằng số phận sẽ không mỉm cười với chàng, và may mắn sẽ giúp chàng chọn đúng vị trí mà cây bốn lá sẽ mọc lên trong vài ngày tới.

Màn đêm buông xuống. Chỉ còn bốn ngày nữa thôi.
BÍ MẬT THỨ BA
Dám thay đổi để tạo điều kiện tốt hơn

Nếu bây giờ bạn không may mắn thì rất có thể là bạn đang duy trì những điều kiện, môi trường cũ sẵn có.

Để có được may mắn, bạn không nên chần chừ, phải cải tạo, phải tạo ra những điều kiện và môi trường tốt hơn.


Bangnnk

  • giatộc Nguyễn